BizLIVE –

Cùng với kỳ vọng đóng góp hàng chục nghìn tỷ USD cho kinh tế toàn cầu, 5G sẽ thúc đẩy việc tạo ra các ngành công nghiệp và dịch vụ hoàn toàn mới chưa từng xuất hiện…
Như BizLIVE đã thông tin, Hội thảo Băng thông rộng di động & cố định (World Mobile Broadband & ICT) 2021 diễn ra mới đây mang đến những cái nhìn khá đa chiều, toàn cảnh về sự phát triển và những đóng góp của dịch vụ viễn thông đối với thị trường Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu.
Khách mời đại diện cho những doanh nghiệp công nghệ – viễn thông hàng đầu thế giới tại sự kiện, bà An Mei Chen – Phó chủ tịch Công nghệ của Qualcomm đã có những chia sẻ đáng chú ý, cũng như những đánh giá cơ bản về tình hình tại Việt Nam.
Dù không thể nhập cảnh để chia sẻ trực tiếp do đại dịch Covid-19, phần trình bày trực tuyến về 5G của bà An Mei Chen qua video vẫn nhận được sự hưởng ứng và phản hồi tích cực của đông đảo khách mời tham gia sự kiện.
anmeichenddd tfjm
thay đổi lớn, nhưng chỉ mới bắt đầu…
Đề cập đến đại dịch Covid-19, bà An Mei Chen, Phó chủ tịch Công nghệ của Qualcomm nhận thấy việc kết nối đã trở nên vô cùng cần thiết. Không chỉ trong cuộc sống, sự kết nối còn có vai trò quan trọng với nền kinh tế toàn cầu. Điều này giúp chúng ta có thể tiếp tục làm việc, con cái chúng ta có thể tiếp tục nhận được sự giáo dục dù không thể đến trường, giúp cho mọi người có thể giữ liên lạc với gia đình và bạn bè.
Tất cả những điều trên sẽ không thể xảy ra nếu như không có sự cải tiến nhiều năm qua của hệ sinh thái mạng không dây và di động.
Kể từ khi điện thoại di động có kết nối internet, thiết bị này đã làm phong phú thêm cuộc sống hằng ngày của chúng ta và thay đổi nền kinh tế toàn cầu. Nhưng theo bà Chen, hiện mới chỉ là bước khởi đầu và mọi thứ có thể phát triển hơn nữa trong tương lai với mạng 5G.
5G không chỉ là một công nghệ để truyền dữ liệu ở tốc độ cao hơn so với các thiết bị 4G mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số nhiều ngành công nghiệp, mang lại hàng nghìn tỷ USD cho kinh tế toàn cầu và có tác động tích cực đến cuộc sống mọi công dân trên toàn thế giới.
Đây chính là điều đáng hoan nghênh cho những đóng góp của ngành để tiếp tục thúc đẩy 5G phát triển trong thời kỳ dịch bệnh.
Bà Chen cho biết, từ khi 5G được triển khai đầu tiên vào tháng 4/2019, đã có hơn 140 nhà cung cấp ra mắt mạng 5G thương mại tại 60 quốc gia cùng 270 nhà mạng khác đã đầu tư vào 5G.
củng cố và thúc đẩy kinh tế toàn cầu
Đại dịch đã tạo ra sóng gió kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là gây áp lực lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe, tổn thất trong ngành thương mại, buôn bán và dịch vụ, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và nhiều hơn thế nữa…
Ở chiều ngược lại, bà Chen cho rằng đại dịch cũng chính là chất xúc tác khiến các doanh nghiệp phải tự đổi mới bằng việc tạo ra các mô hình kinh doanh mới, đồng thời tăng tốc chuyển đổi số.
Và khi quá trình này diễn ra, vai trò của 5G là sẵn sàng thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực từ ô tô, năng lượng đến thị trường bán lẻ… 5G kích hoạt một chu kỳ đổi mới sáng tạo hoàn toàn mới, dẫn đến các mô hình kinh doanh mới, dịch vụ mới và nhiều hình thức tương tác với khách hàng.
Theo bà Chen, 5G sẽ có tác động đáng kể đến các trường hợp sử dụng trong công nghiệp, cung cấp dữ liệu thời gian thực, đồng thời hỗ trợ tự động hóa và kiểm soát mọi thứ tốt hơn. 5G cũng sẽ thúc đẩy việc tạo ra các ngành công nghiệp và dịch vụ hoàn toàn mới chưa từng xuất hiện.
5G được kỳ vọng sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu. Hàng hóa và dịch vụ hỗ trợ 5G được dự báo sẽ đóng góp khoảng 13,1 nghìn tỷ USD vào năm 2035 với 22 triệu việc làm mới“, Phó chủ tịch Công nghệ của Qualcomm thông tin.
Công nghệ 4.0 bao gồm các hệ thống thông minh, yêu cầu truyền thông không dây có độ trễ thấp cực kỳ đáng tin cậy. Kết quả là chúng ta đang thấy lĩnh vực sản xuất chuyển sang tư nhân cùng các mạng nội bộ.
5gtg zukw
Qualcomm hình dung ngành sản xuất sẽ dựa vào 5G cho mạng không dây riêng của mình. Tự động hóa công nghiệp là một trọng tâm của 5G. Hãng cho biết đang tiếp tục thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa 5G để tăng tốc trong việc tự động hóa công nghiệp thông qua lõi 5G bằng cách sử dụng các phương pháp như số học linh hoạt, đa dạng không gian, định vị chính xác và tính linh hoạt của phổ tần.
5G đã nhanh chóng trở thành công nghệ có khả năng tác động và mang lại sự thay đổi đối với mọi người và những điều xung quanh chúng ta. Dù các hệ thống mạng vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhưng việc triển khai đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng trên toàn thế giới.  
5G là nền tảng có thể đem đến nhiều sự đổi mới vượt ra ngoài sự tưởng tượng của chúng ta. Đồng thời, công nghệ này sẽ dẫn đầu quá trình chuyển đổi số trong nhiều ngành công nghiệp.
Tương tự như việc tăng tốc triển khai 5G, việc chuyển đổi số chỉ có thể diễn ra khi được thúc đẩy một cách toàn diện. Nhu cầu kết nối chưa bao giờ rõ ràng như hiện nay.
Các nhà khai thác làm nhiệm vụ triển khai mạng 5G trên toàn thế giới và các OEM cũng như những lập trình viên đưa các thiết bị và ứng dụng 5G đến với nhiều người hơn. Điều này sẽ củng cố nền kinh tế toàn cầu bằng cách tạo ra các ngành công nghiệp mới và thúc đẩy chu kỳ chuyển đổi số mới được hỗ trợ bởi 5G. 
5G là hạt nhân của hệ thông giao thông thông minh và chuyển đổi số ngành y tế
Vị phó chủ tịch của Qualcomm cũng đồng thời đề cập và nhấn mạnh đến một vài lĩnh vực nổi bật, mà 5G được dự báo sẽ có đóng góp đáng kể như giao hệ thống giao thông thông minh hay trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế.
Đầu tiên, theo bà Chen, hệ thống giao thông thông minh là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số cho các thành phố thông minh. Tính di động là thiết yếu tại các thành phố lớn, nó bao trùm mọi thứ từ quản lý giao thông, phương tiện công cộng đến hệ thống cơ sở hạ tầng.
IoT và đặc biệt là ô tô tự động IoT đang giúp các thành phố tổng hợp, phân tích dữ liệu ở mức độ chưa từng thấy. Và các thành phố thông minh đang sử dụng cả lịch sử dữ liệu giao thông cũng như thời gian thực để đưa ra các quyết định quan trọng.
thanhphothongminh gyjw
Bà Chen cho biết, rất nhiều thành phố đang tiên phong trong hệ thống giao thông thông minh, không chỉ dựa vào các cảm biến được lắp đặt trong cơ sở hạ tầng mà còn bổ sung dữ liệu từ ô tô được kết nối để tận dụng lợi thế của modem trong xe và công nghệ di động V2X.
Phó chủ tịch của Qualcomm đánh giá công nghệ mới này sẽ mở đường cho các cấp độ mới về an toàn và kết nối, đưa các phương tiện tiến gần hơn đến việc tự động hóa đồng thời tạo ra một hệ sinh thái đa dạng góp phần định hướng tương lai của giao thông thông minh.     
Sự phát triển của công nghệ sẽ giúp các phương tiện không chỉ có nhận thức về những thứ xung quanh nó mà còn nhận ra các ngóc ngách cùng dự đoán được tai nạn tiềm ẩn. Các phương tiện sẽ được trang bị tối tân hơn để giao tiếp với nhau và với hầu hết mọi thứ xung quanh chúng.  
Với độ trễ thấp, độ tin cậy cực cao và dung lượng cao hơn, 5G là nền tảng cho giao thông thông minh, quy trình quá cảnh được nối tiếp, theo dõi tài sản, bản đồ 3D trực tiếp, thông minh, quản lý các phương tiện trong thời gian thực.
Thứ hai, bà Chen một lần nữa nhấn mạnh việc đại dich đã tạo nên một áp lực rất lớn với hệ thống y tế toàn cầu. Đồng thời, nó thúc đẩy các quốc gia trên thế giới không có lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để làm cho hệ thống chăm sóc sức khỏe trở nên kiên cố và mạnh mẽ hơn.
Theo dự báo của Qualcomm, sẽ có khoảng hơn 1 tỷ lượt khám bệnh trực tuyến trong năm nay chỉ riêng tại thị trường Mỹ. Và sự thay đổi này nhiều khả năng sẽ mang tính lâu dài. Đến năm 2030, ước tính sẽ có 50% số lượt khám chữa bệnh được thực hiện trực tuyến.

Bà Chen nhìn nhận, tương lai của ngành y tế sẽ dựa trên công nghệ kết nối cho phép bệnh nhân tiếp cận các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như truy cập và dữ liệu cá nhân của họ một cách an toàn và đáng tin cậy.

5G không những cho phép kết nối mà còn cung cấp các hoạt động gàn thời gian thực, điều này sẽ tạo ra tác động lớn đến tất cả các thiết bị được kết nối trong ngành chăm sóc sức khỏe.
Cũng theo bà Chen, trọng lộ trình chuyển đổi số, các chính phủ có thể đóng vai trò là cơ quan hỗ trợ quá trình tạo ra và phát triển hệ sinh thái 5G – nền tảng sẽ dẫn dắt quá trình chuyển đổi
Trong đó, việc tăng tốc phân bổ băng tần sẽ là một bước vô cùng quan trọng. Bởi 5G cần cả băng tần thấp cho việc phủ sóng, băng tần trung cho khả năng di động tốc độ cao và bằng tần cao cho các ứng dụng công nghiệp.
Tốc độ truyền tải của các mạng 5G trong tương lai khi được “mở khóa”
Dải tần millimeter-wave (mmWave) sẽ cung cấp cho các nhà khai thác dịch vụ di động một lợi thế cạnh tranh quan trọng để giải quyết sự gia tăng lớn về nhu cầu dữ liệu di động và mở rộng 5G sang các ứng dụng không dây cố định cũng như ứng dụng trong doanh nghiệp và công nghiệp.
Bà Chen thông tin, trong giai đoạn tiếp theo của quá trình thương mại hóa 5G, mmWave sẽ được áp dụng bên trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong máy tính xách tay và di động 5G, cũng như hỗ trợ các hoạt động cần sự hiện diện từ xa, hội họp và đem các ứng dụng VR hoặc AR vào nơi làm việc nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn.
“Chúng ta sẽ thấy công nghệ 5G mới này ở các trung tâm giao thông như sân bay hay nhà ga xe lửa… Với tốc độ vượt trội, 5G tương lai sẽ cung cấp các siêu kết nối ngay cả tại những nơi đông đúc khi mọi người đều sử dụng thiết bị di động cá nhân và khai thác tài nguyên mạng chung”, vị Phó chủ tịch Công nghệ của Qualcomm tin tưởng.
và tương lai gần tại Việt Nam…
Đề cập đến thị trường Việt Nam, Phó chủ tịch Qualcomm cho biết tập đoàn này đã hỗ trợ đào tạo kỹ thuật nâng cao, đem những kiến thức về 4G, 5G, ML/AI hay những công nghệ thiết kế thực tiễn đến cho các kỹ sư tại Việt Nam trong nhiều năm qua.
Theo bà Chen, Qualcomm hiện đã có một tập hợp đầy đủ các công nghệ cho phép làm việc với nhiều doanh nghiệp trong hệ sinh thái theo nnững cách khác nhau.
Dù trong bối cảnh đại dịch, Qualcomm vẫn tiếp tục những dự án phát triển tích cực tại Việt Nam với chương trình ươm tạo khởi nghiệp mang tên “Qualcomm Vietnam Innovation Challenge (QVIC)“.
Đồng thời, bà Chen cũng ghi nhận những thành tựu, dấu mốc quan trọng của Việt Nam đã đạt được trong lịch sử ngành công nghệ thông tin – truyền thông số. Mới đây nhất là việc ba nhà mạng lớn nhất Việt Nam là Viettel, VNPT và MobiFone đã mang đến cho người dùng những trải nghiệm 5G đầu tiên thông qua các hoạt động thử nghiệm dịch vụ 5G thương mại tại một số thành phố trên cả nước.

Những đối tác của Qualcomm trong quá trình thúc đẩy sự đổi mới trong hệ sinh thái không dây tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bà Chen bày tỏ sự hoan nghênh khi một công ty công nghệ của Việt Nam là Vsmart đã tạo ra smart phone 5G giá rẻ không chỉ cho thị trường Việt Nam mà còn xuất hiện cả ở Mỹ.
Qua những dấu mốc trên, đại diện của Qualcomm đánh giá Việt Nam đang đạt được những bước tiến lớn trong cam kết của sáng kiến quốc gia “Make in Vietnam”.
Theo bà Chen, bây giờ chính là lúc các cơ quan chức năng nên đảm bảo các phổ sóng mmWave băng tần thấp, trung bình và cao luôn được hiện diện đầy đủ để có thể khai thác được toàn bộ tiềm năng của 5G.
Liên quan đến sự phát triển của mạng 5G tại Việt Nam, trong cuộc trao đổi với phóng viên BizLIVE bên lề sự kiện World Mobile Broadband & ICT, ông Lê Xuân Chiến, một chuyên gia của MobiFone đã chia sẻ một số khó khăn, thách thức của các nhà mạng trong quá trình triển khai phát sóng và thương mại hóa dịch vụ này.

Theo ông Chiến, việc triển khai 5G ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn ban đầu, do đó sẽ có một số khó khăn như giá thiết bị, dịch vụ cao, số lượng thiết bị đầu cuối hỗ trợ 5G còn hạn chế, giá thành cao nên chưa phổ biến, vùng phủ sóng còn nhỏ hẹp…

Bên cạnh đó, hiện nay băng tần số để triển khai 5G tại Việt Nam vẫn chưa được hoạch định rõ ràng gây ảnh hưởng tới kế hoạch đầu tư lâu dài của các doanh nghiệp trong việc phủ sóng toàn quốc.

Về phía các công ty công nghệ, cần đẩy mạnh nghiên cứu triển khai các giải pháp trong nông nghiệp thông minh, hội nghị trực tuyến, giáo dục từ xa, tự động hóa trong công nghiệp… trên nền tảng 5G.

Để thúc đẩy các dịch vụ thông minh dựa trên nền tảng 5G, các doanh nghiệp cần xây dựng một hệ sinh thái đa kết nối, qua đó giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ cũng như giải quyết nhu cầu của mọi người trong công việc cũng như giải trí hàng ngày.


TUẤN VIỆT