36 C
Ho Chi Minh City
Thứ Ba, 16/04/2024

HomeĐịa Ốc“Sóng” vàng vẫn dập dìu

“Sóng” vàng vẫn dập dìu

1063

Giảm trong ngắn hạn

So với các kênh đầu tư khác, vàng là một trong những tài sản hoạt động tốt nhất trong năm 2020. Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại là 2.087 USD/ounce vào giữa tháng 8/2020 (tương đương mức tăng đến 37% so với cuối năm 2019). Kể từ khi đạt được đỉnh cao đó, giá vàng đã giảm 20 – 21% xuống mức thấp nhất trong 3 tháng là 1.680 USD/ounce vào cuối tháng 3/2021.

Dù đã lấy lại đà tăng trong nửa đầu tháng 4, lên lại ngưỡng 1.770 USD/ounce khi lợi suất trái phiếu Mỹ giảm trở lại và lạm phát có dấu hiệu tăng, nhưng giá vàng vẫn có thể đối mặt với một nhịp giảm xuống dưới 1.700 USD/ounce một lần nữa, nếu lợi suất trái phiếu kho bạc tăng trở lại và kinh tế thế giới hồi phục tốt. Điều đó có thể mở ra một thị trường giá giảm đối với giá vàng trong ngắn hạn, dù được coi là hầm trú ẩn khi lạm phát tăng.

Thêm vào đó, áp lực chốt lời của các quỹ đầu tư vàng trên thế giới cũng khiến giá kim quý này khó có thể bật tăng mạnh trở lại. Theo đó, giá vàng đã liên tục chịu sức ép vào đầu năm 2021 khi các nhà đầu tư rời bỏ khỏi các quỹ ETF vàng. Quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới là SPDR đã có nhiều thời điểm bán vàng trong quý đầu năm.

Trong khi đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tiếp tục khẳng định, áp lực lạm phát trong ngắn hạn chỉ là tạm thời và các chính sách nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương sẽ vẫn được giữ nguyên.

Theo ông Powell, nền kinh tế Mỹ đang được kỳ vọng tăng trưởng và tuyển dụng lao động sẽ tăng nhanh trong những tháng tới. Ngoài ra, nhiều nước đang đẩy nhanh chương trình tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 để mở cửa lại nền kinh tế.

Vàng vẫn được xem là hầm trú ẩn khi kinh tế toàn cầu chưa hồi phục trong khủng hoảng vì đại dịch. Do đó, trong ngắn hạn, các thông tin trên khiến giá vàng mất lực hỗ trợ và đó có thể là lý do khiến giới đầu tư giảm số lượng vàng nắm giữ, dịch chuyển dòng tiền vào các kênh sinh lời khác.

Cơ hội “lướt sóng” vẫn còn

“Sóng” vàng vẫn dập dìu ảnh 1

Nhu cầu vàng trang sức ngày càng tăng.

Dù giá vàng giảm trở lại từ đầu năm 2021 và nhà đầu tư không còn quá tập trung vào việc tìm kiếm “vịnh tránh bão” là vàng, nhưng dư địa để vàng tăng giá trở lại vẫn còn bởi áp lực lạm phát đang gia tăng khi các gói hỗ trợ Covid-19 dần phát huy tác dụng. Bởi lẽ, vàng luôn được xem là kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh lạm phát cao và khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Theo đó, giá vàng đã bật tăng trở lại từ đầu tháng 4/2021 lên ngưỡng 1.770 USD/ounce sau khi dữ liệu cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2021 của Mỹ tăng mạnh nhất trong hơn 8 năm, khởi động dự báo của các chuyên gia kinh tế về thời kỳ lạm phát cao.

Cụ thể, báo cáo CPI của Mỹ tháng 3/2021 cho thấy mức tăng 0,6% so với tháng 2 và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức này cao hơn dự kiến CPI sẽ tăng 0,5% so với tháng 2 và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng mạnh nhất 8,5 năm, bắt đầu giai đoạn được giới phân tích kỳ vọng là lạm phát tăng.

Lạm phát tăng đã thúc đẩy lợi tức trái phiếu Mỹ giảm. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn hiện đạt khoảng 1,68%. USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tuần sau khi dữ liệu trên được công bố, giúp vàng trở nên rẻ hơn đối với những người mua bằng ngoại tệ khác.

Chủ tịch Fed cho biết, Mỹ đang ở “điểm uốn”, nền kinh tế sẽ bắt đầu tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo, không nên mở lại nền kinh tế quá nhanh và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp để tránh bùng phát dịch, một yếu tố có thể cản trở quá trình phục hồi. Thêm một yếu tố khác hỗ trợ giá vàng là lo ngại gia tăng khi quan chức y tế Mỹ quyết định khuyến nghị tạm dừng sử dụng vắc-xin Covid-19 của Johnson & Johnson.

Một thông tin nữa hỗ trợ cho giá vàng trong trung hạn đó là dù các quỹ đầu tư vàng bán ra mạnh từ đầu năm 2021 nhưng các ngân hàng trung ương trên thế giới lại đang mua vào. Cụ thể, Hungary đã thông báo mua một lượng lớn vàng, trong khi Ba Lan cho biết, đà mua vào của họ sẽ không kết thúc trong một thời gian dài.

Đặc biệt, theo nguồn tin mới nhất từ Reuters, Trung Quốc – nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, đã cho phép các ngân hàng trong nước nhập khẩu một lượng lớn vàng thỏi. Theo đó, khoảng 150 tấn vàng trị giá 8,5 tỷ USD theo giá hiện tại có thể được vận chuyển đến Trung Quốc trong tháng 4 và tháng 5/2021. Trong khi đó, Nga có thể tiếp tục mua vàng nhờ giá dầu thô hồi phục, sau khi tạm dừng mua 1 năm trước.

Các động thái trên đều cho thấy giá trị của vàng với tư cách tài sản dự trữ vẫn rất lớn.

Ảnh tác giả

Giới phân tích dự báo, khả năng giá vàng sẽ tăng trở lại và sớm chạm mốc 2.000 USD/ounce, thậm chí Goldman Sachs Group còn nâng dự báo giá vàng lên ngưỡng 2.300 USD/ounce trong trung hạn.

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý SJC Phú Thọ

Giới phân tích dự báo, khả năng giá vàng sẽ tăng trở lại và sớm chạm mốc 2.000 USD/ounce.

Thậm chí, Goldman Sachs Group nâng dự báo giá vàng lên ngưỡng 2.300 USD/ounce trong trung hạn. Chính điều này đã thôi thúc các nhà đầu tư trên thế giới rót tiền vào vàng mỗi khi giá giảm.

Với thị trường trong nước, việc lướt sóng vàng không đơn giản với nhà đầu tư do không có sự liên thông với thị trường vàng quốc tế, cung – cầu bị bóp méo.

Chính do không có sự liên thông, nên chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lên tới 6,5 triệu đồng/lượng, thậm chí có thời điểm giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới tới 9 triệu đồng/lượng.

Một trong những lý do chính khiến thị trường vàng trong nước không liên thông với thị trường quốc tế là do quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Theo Nghị định 24, các doanh nghiệp không được xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu tự do, mà phải do sự điều tiết, kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, Nghị định 24 có hiệu lực đã đem lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế, kể cả cấp độ vĩ mô và vi mô. Đó là giá vàng không còn “nhảy múa” như trước khi có Nghị định 24 và không ảnh hưởng chung tới tất cả các giá cả hàng hóa, không ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại tệ, tạo điều kiện cho sự ổn định của kinh tế vĩ mô.

Như vậy, có thể thấy, cơ quan quản lý sẽ kiên định với chính sách quản lý thị trường vàng như hiện nay. Tuy nhiên, theo người viết, do Nghị định 24 đã ra đời gần 10 năm, trong khi tình hình thực tế thị trường đã thay đổi, nên cần sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp hơn với tình hình mới.

Nguồn : https://tinnhanhchungkhoan.vn/song-vang-van-dap-diu-post268930.html

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến