30 C
Ho Chi Minh City
Thứ Ba, 28/05/2024

HomeKhácCuộc viễn du bất tận với gốm

Cuộc viễn du bất tận với gốm

1262

CEO Gốm Lam - cô gái trẻ tài hoa với giấc mộng “tiếp lửa” cho hồn gốm cổ.

CEO Gốm Lam – cô gái trẻ tài hoa với giấc mộng “tiếp lửa” cho hồn gốm cổ.

Nhịp đập truyền thống trong dòng chảy hiện đại

“Say” gốm từ năm 14 tuổi, dệt nhiều mộng mơ, nếm không ít quả đắng, CEO Gốm Lam – cô gái trẻ bản lĩnh Lâm Thanh Huyền, bộc bạch:

“Nghề tuy khó theo đuổi nhưng nếu đem tất cả tình yêu, tài hoa cống hiến, Tổ nghiệp ắt không bạc đãi. Có những tác phẩm, tôi và cộng sự phải làm đi làm lại trong gần 2 năm, hội đủ mọi yêu cầu khắt khe mới được xuất xưởng. Tôi may mắn vì có sẵn tình yêu với gốm sứ trong huyết quản. Gốm sứ với tôi là cuộc rong chơi bất tận, người thợ gốm mang tâm tư và khối óc của mình thổi hồn vào gốm, dâng hiến cho đời để đổi lấy niềm vui”.

Sản phẩm gốm của doanh nghiệp Gốm Lam Bát Tràng có phong cách hiện đại, hợp thị hiếu giới trẻ.

Sản phẩm gốm của doanh nghiệp Gốm Lam Bát Tràng có phong cách hiện đại, hợp thị hiếu giới trẻ.

Một góc không gian trưng bày của Gốm Lam.

Một góc không gian trưng bày của Gốm Lam.

Nhớ lại những ngày đầu tìm hướng đi cho gốm, Huyền chia sẻ: “Gốm Bát Tràng vốn đã có vị thế riêng trong đời sống người Việt, nhưng người làng gốm lúc nào cũng mong muốn phát triển Gốm Bát Tràng như thời kỳ hưng thịnh cách đây nhiều thế kỷ. Là người sinh ra trong gốm sứ, tôi hiểu được trách nhiệm phải tìm hướng đi khác biệt, để tiếp cận những người yêu gốm trong và ngoài nước, cả khách tiêu dùng và khách du lịch”.

Nghệ nhân Lâm Thu Huyền say sưa bên tác phẩm của mình.

Nghệ nhân Lâm Thu Huyền say sưa bên tác phẩm của mình.

Đau đáu tâm niệm đó, khi thấy mình thật sự đủ “độ chín” để sống với nghiệp gốm, Huyền quyết định mở lò sản xuất của riêng mình. Năm 2015, Gốm Lam Bát Tràng ra đời, chắt chiu những tinh hoa từ làng nghề cổ kết hợp cùng công nghệ hiện đại. Gốm Lam định vị mình như một “Bát Tràng thu nhỏ” với đầy đủ lựa chọn: Từ mặt hàng thịnh hành đến các sản phẩm hiếm hoi, độc bản…

Bứt mình ra khỏi dòng chảy rập khuôn của đồ gốm thời kỳ hội nhập, thay vì sản xuất các sản phẩm phục vụ khách du lịch, đồ lưu niệm, hàng trưng bày,…, Gốm Lam đã mạnh dạn “đánh” vào các dòng sản phẩm thiết yếu, thiên về gia dụng và trang trí. Sự hoà quyện giữa hai yếu tố “ứng dụng” và “thẩm mỹ” đã tạo nên bản sắc riêng độc đáo cho Gốm Lam. 

 

Khi được hỏi làm thế nào để duy trì thương hiệu Gốm Lam trong thị trường gốm đa dạng và cạnh tranh như hiện nay, Huyền chỉ cười: “Cứ đặt tâm làm sản phẩm thật tốt thì sẽ duy trì được thương hiệu. Chỉ khi sản phẩm chạm tới trái tim khách hàng thì mới được “cắt nghĩa” là thành công. Còn nếu chỉ thổi thương hiệu mà không chăm chút nền tảng sản xuất thì có bao nhiêu tiền cũng chẳng thể duy trì được cái thương hiệu ảo”.

CEO Gốm Lam

“Trước đây, nhắc tới gốm Bát Tràng người ta chỉ nhớ tới bát, đĩa và lọ. Nhưng Bát Tràng ngày nay đã đã khoác lên mình diện mạo mới đa sắc màu: Từ đồ gia dụng, thờ cúng, trang trí,… đã lên tới hàng trăm đầu sản phẩm. Các dòng men mới cũng liên tục được thử nghiệm. Sự giao thoa văn hoá với các nước Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây cũng mang lại làn gió mới cho gốm Bát Tràng. Mình tiếp thu những nét hay nét đẹp để làm phong phú, đa dạng và cải biến sản phẩm của mình. Chính sự “chuyển mình” này đã thu hẹp khoảng cách giữa gốm Bát Tràng với các dòng gốm khác trong nước cũng như trên thế giới”, Huyền chia sẻ.

Với phương châm “3 ngày chợ gốm không bằng 30 phút ghé Gốm Lam”, doanh nghiệp đã thực sự “chạm” đến nhu cầu khách hàng khi không ngừng sáng tạo và trang bị cho “đứa con tinh thần” của mình một phong cách riêng.

“Để nhận diện sản phẩm gốm trên thị trường, trong khoảng 6 tháng đến 1 năm, Gốm Lam cho ra những bộ sản phẩm khác nhau, phân loại và thổi hồn màu sắc, họa tiết sao cho phù hợp với văn hóa vùng miền của khách nội địa và quốc tế”, Huyền bật mí.

Kéo tôi lại gần những bình gốm thấu quang, hoạ tranh “Đồng quê”, “Đại dương”, “Bách nhi bách phúc” với men màu vừa bàng bạc phương Đông, vừa rất ấn tượng theo kiểu Tây phương, như để “khoe” sự tinh xảo, kỳ công trong từng đường nét, Huyền hồ hởi kể về chặng đường chinh phục đất và lửa, ánh mắt cô gái trẻ ánh lên niềm tự hào và đam mê cháy bỏng.

Huyền bảo, nghề gốm là học bằng tay, bằng mắt và cả cái tâm “ăn”, “ngủ” cùng gốm. Cũng cùng chất liệu đất sét dẻo của con sông quê hương, nhưng lò dựng thế nào, điều tiết ngọn lửa ra sao, công nghệ nung nhiệt thấp ở 600 hay 800 độ C… đều không là chuyện dễ dàng.

“Dù đã làm hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm nhưng mỗi lần mở cánh cửa lò nung là một lần tôi hồi hộp, nóng lòng, đó là cảm xúc độc nhất, chỉ có thể kiếm tìm ở gốm”, Huyền thú nhận.

Giấc mộng vùng vẫy trời Tây

Kỷ nguyên số cùng thương mại điện tử tưởng chừng không dành cho nghề gốm. “Lúc đầu cứ nghĩ sản phẩm của mình không phù hợp để áp dụng thương mại điện tử. Với đặc thù của sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Độc bản, hàng nặng dễ vỡ, giao vận khó khăn, thêm mối nguy hàng giả khiến chúng tôi e ngại. Do vậy, Gốm Lam chậm một nhịp khi chuyển đổi số”, CEO Lâm Thanh Huyền thẳng thắn bộc bạch.

Cho đến khi Covid-19 ập đến!

Huyền chùng giọng khi nhớ lại giai đoạn tối tăm của Gốm Lam vào khoảng giữa năm 2020: “Khi đại dịch bùng phát, showroom liên tục đóng cửa theo lệnh giãn cách, doanh số tụt dốc do vắng khách du lịch trải nghiệm, những phôi gốm “mỏi mòn” chờ khách vẽ. Điều này buộc doanh nghiệp phải tỉnh táo nhìn nhận, thiết lập lại tư duy để ứng phó”.

Mỗi tác phẩm của gốm Lam là một sự kỳ công, kèm theo thông điệp được gửi gắm qua cái hồn của đất, của lửa, của nước, qua bàn tay, khối óc tài hoa của nghệ nhân.

Mỗi tác phẩm của gốm Lam là một sự kỳ công, kèm theo thông điệp được gửi gắm qua cái hồn của đất, của lửa, của nước, qua bàn tay, khối óc tài hoa của nghệ nhân.

 

Nói về dự định tương lai, nghệ nhân trẻ Thu Huyền cho biết: “Chắc chắn tôi sẽ đầu tư vào thương mại điện tử, để có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng. Đây là hướng đi mới, tích cực nhất ở thời điểm này, để duy trì và tạo tiền đề cho làng nghề phát triển”.

CEO Gốm Lam

“Bắt mạch” được thời cơ buôn bán, Gốm Lam đã thay đổi về cách thức quản trị khi ứng dụng marketing online để lan toả sản phẩm trong cộng đồng; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu với kết quả là hàng nghìn lượt truy cập website mỗi ngày, hàng chục nghìn lượt theo dõi fanpage, kéo từ khoá ngành luôn đứng top đầu các trang tìm kiếm…

Bên cạnh đó, Gốm Lam còn tham gia nhiều các nhóm kết nối giao thương và kết nối doanh nhân online để lan toả sản phẩm trong cộng đồng thông qua những mối quan hệ uy tín như Tổ chức kết nối kinh doanh toàn cầu, Hội nữ doanh nhân, CLB CEO Chìa khoá thành công….

Chia sẻ về “trái ngọt” khi đưa Gốm Lam lên “chợ online”, Huyền chỉ tay vào các bình hút lộc “Mã đáo thành công” và tiết lộ: “Đây là dòng sản phẩm thế mạnh của Gốm Lam, song, phải “nhờ” cú hích từ Covid-19 dòng sản phẩm này mới có cơ hội “làm mưa làm gió” ở thị trường quốc tế, tiêu thụ vài triệu đơn chỉ trong vài tháng”.

Thay đổi tư duy, đặt lại góc nhìn đã biến thách thức mùa dịch thành cơ hội giúp Gốm Lam “hồi phục sau một trận ốm dài”. Kiến thiết lại “diện mạo” cũng chính là cách để Gốm Lam nâng tầm thương hiệu, sải cánh vươn mình ra thế giới. Và cái hồn của Gốm Bát Tràng theo đó mà còn mãi bên trong lớp áo sáng tạo để thích ứng với cuộc sống hiện đại. 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến