28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 29/03/2024

HomeKinh DoanhBảo lãnh ngân hàng: Còn tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp

Bảo lãnh ngân hàng: Còn tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp

1123

Tuy nhiên, niềm tin của bên bán đặt vào ngân hàng đôi khi không được như họ mong đợi. Và sự thật là không ít bên bán đã phải khởi kiện để yêu cầu tòa án buộc ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Tại sao phải khởi kiện ngân hàng?

Bản gốc “cam kết bảo lãnh” đã không còn nằm trong tay bên bán

Theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 21 Thông tư 07, chậm nhất sau năm ngày làm việc kể từ ngày ngân hàng nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh, ngân hàng có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thay vì thực hiện ngay nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn như quy định nêu trên, ngân hàng thường thuyết phục bên bán và bên mua thỏa thuận với nhau để thống nhất lại lịch thanh toán. Việc chậm trễ thực hiện nghĩa vụ thanh toán này có thể được giải thích là ngân hàng muốn ngăn ngừa sự hình thành của một khoản “nợ xấu”.

Khi yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, đa số trường hợp bên bán sẽ phải nộp bản gốc cam kết bảo lãnh cho ngân hàng, vì thường khi phát hành cam kết bảo lãnh, ngân hàng sẽ quy định hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm bản gốc cam kết bảo lãnh. Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện theo thỏa thuận của các bên, nhưng vì ngân hàng ở vị thế mạnh hơn, nên thường sẽ “nắm đằng chuôi” trong thỏa thuận này.

Bởi khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên mua (là bên được bảo lãnh) phải nhận nợ với ngân hàng, khi đó giữa ngân hàng và bên mua hình thành quan hệ cấp tín dụng, và khoản tín dụng này sẽ phải được phân loại nợ theo quy định của ngành ngân hàng.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến