33 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 29/03/2024

HomeKhácCEO Phuc Khang Corporation: 'Chúng tôi may mắn vì chọn con đường...

CEO Phuc Khang Corporation: ‘Chúng tôi may mắn vì chọn con đường phát triển bền vững’

1101

Khi nhắc đến một doanh nghiệp, nhiều người chỉ đơn thuần nói đến trách nhiệm lợi nhuận, trách nhiệm pháp lý,… trách nhiệm chuyển giao là vấn đề được ít người đề cập đến. Tuy nhiên tại Phuc Khang Corporation (Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang), trách nhiệm chuyển giao lại trở thành mục tiêu và phát triển bền vững chính là kim chỉ nam, mấu chốt quan trọng tạo nên Phúc Khang của ngày hôm nay.

Chia sẻ tại Diễn đàn Nhịp cầu Asean++, “Kết nối để phát triển bền vững” do Sở Công thương TP.HCM và Hội Nữ doanh nhân TP.HCM (HAWEE) phối hợp tổ chức, CEO Lưu Thị Thanh Mẫu cho biết, mỗi công trình bất động sản là nơi cư ngụ của hai, ba thế hệ, do đó nếu công trình có kết hợp với các sản phẩm đi theo phát triển bền vững, lấy công trình xanh làm phương tiện sẽ giúp chúng ta chuyển giao có trách nhiệm hơn cho cộng đồng và thế hệ mai sau.

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và XD Phúc Khang

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và XD Phúc Khang

Thông thường, các sản phẩm khác có chu kỳ ngắn hạn nhưng riêng sản phẩm bất động sản lại có đặc thù riêng với chu kỳ dài hạn. Một công trình xanh bền vững sẽ góp phần tạo nên những cộng đồng nhiều thế hệ nối tiếp nhau có lối sống xanh, nơi có chỉ số hạnh phúc và chỉ số sức khỏe tốt nhất.

“Với mỗi dự án, Phúc Khang luôn lựa chọn vị trí phù hợp với sự phát triển môi trường, nghiên cứu sử dụng các thiết bị và nguyên vật liệu khắt khe. Đặc biệt với không gian sống đó, chỉ số hạnh phúc và chỉ số sức khỏe của cộng đồng tốt hơn mọi nơi khác, nơi ánh nắng tươi, khí tươi tràn ngập, tiền điện và tiền nước giảm 50%”, bà Thanh Mẫu cho biết.

Và để làm được điều đó, ngay từ đầu Phúc Khang thiết lập bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm ngay từ ngày đầu, kiên định với mục tiêu kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.

Bà Phan Thị Tuyết Mai- Phó Chủ tịch HAWEE, Phó Trưởng ban tổ chức CT Nhịp cầu ASEAN ++ (bên trái) và bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và XD Phúc Khang tại Diễn đàn Nhịp cầu Asean++

Bà Phan Thị Tuyết Mai- Phó Chủ tịch HAWEE, Phó Trưởng ban tổ chức CT Nhịp cầu ASEAN ++ (bên trái) và bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và XD Phúc Khang tại Diễn đàn Nhịp cầu Asean++

“Tôi gặp nhiều chướng ngại như nhà thầu chưa được tiếp cận nhiều các dự án công trình xanh, đơn vị quản lý cũng chưa trải nghiệm qua thực tiễn, đơn vị giám sát chưa được tiếp cận nhiều, nên tôi phải điều hành cuộc họp nhiều bên để ra các quyết định đầu tư, đây cũng là trải nghiệm thú vị”, bà Thanh Mẫu chia sẻ.

Ngoài đội ngũ chuyên môn về phát triển xanh còn hạn chế, theo nữ CEO, “các quy phạm pháp luật cũng khiến nhà đầu tư trăn trở, các quy định về công trình xanh hay các khuyến khích về phát triển bền vững cũng chưa cụ thể bằng chính sách khiến doanh nghiệp e dè khi dấn thân vào lĩnh vực này”.

Trong khi đó, nhận thức của cộng đồng nói chung về sản phẩm xanh từng có thời điểm còn chưa thấu đáo. Phúc Khang phải có một quá trình dài truyền thông để những thông tin về sản phẩm xanh theo hướng phát triển bền vững đến cho cộng đồng và để cộng đồng đón nhận. Lúc đầu nhiều người nghĩ sản phẩm xanh chỉ có cây xanh nhưng thực ra chỉ có 10% dự án là cây xanh, còn 90% là thiết bị, vận hành…

Khó khăn là vậy nhưng tinh thần học hỏi, ý chí nghị lực luôn được đề cao tại doanh nghiệp, là hành trang quan trọng không chỉ với lãnh đạo mà với cả lực lượng nhân viên tại doanh nghiệp trên chặng đường phát triển của mình. 

“Bất kỳ ngành nào muốn tìm đường đi riêng cũng cần tinh thần học tập, bằng cách thay đổi tư duy từ cấp lãnh đạo. Tôi vẫn phải xách va li ra nước ngoài học tập. Việt Nam chưa nhanh bằng các nước khác như Singapore hay Nhật khi mà họ có các tuần lễ công trình xanh thường niên và hàng trăm quốc gia tìm về học hỏi. Tại Phúc Khang, tinh thần học tập được ưu tiên vì đặc trưng ngành, vật liệu, tiêu chuẩn mới theo hướng công trình xanh rất khắt khe”, nữ CEO chia sẻ.

Ví dụ mức tiết kiệm năng lượng đang là 34% thì trong công trình mới, doanh nghiệp lập KPI là 40-45%, chú trọng nghiên cứu thường xuyên các phương pháp để tìm ra cách thức tiết kiệm nhiên liệu nhiều nhất.

Mặc dù vậy, Phúc Khang may mắn được nhiều đối tác tin tưởng, cùng họ thiết lập một team học tập, vừa học vừa làm, là chìa khóa dẫn dắt thay đổi nhận thức trong lớp lãnh đạo và dẫn dắt sự thay đổi ấy theo thái độ học tập và lắng nghe.

“Chúng tôi gọi đó là thử thách, đón nhận thử thách và phản hồi để cải tiến là điều Phúc Khang luôn hướng tới”, bà Thanh Mẫu nhận định.

Cũng theo bà, mặc dù không phải doanh nghiệp quốc tế nhưng Phúc Khang đã sử dụng các kiến thức quốc tế trong các sản phẩm, thông qua công trình xanh để xây dựng cộng đồng xanh và phát triển kinh tế xanh. Hiện tại, đây là một xu hướng tất yếu trên toàn cầu và Phúc Khang may mắn đã lựa chọn con đường này ngay từ đầu từ rất nhiều năm về trước. “Tất cả những điều vĩ đại sẽ bắt đầu từ những điều đơn giản nhất”, bà chia sẻ.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến