37.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, 25/04/2024

HomeKhácHội đồng nghiên cứu chính sách Hội doanh nhân trẻ Việt Nam...

Hội đồng nghiên cứu chính sách Hội doanh nhân trẻ Việt Nam dự Diễn đàn Kinh tế Hợp tác 2022

1114

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chụp ảnh cùng các đại biểu tham dự Diễn đàn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chụp ảnh cùng các đại biểu tham dự Diễn đàn.

Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã 2022 diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Dự diễn đàn còn có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo, cùng lãnh đạo các bộ, ban ngành, địa phương.

Để chủ động đóng góp nguồn lực tư nhân trong quá trình phát triển đất nước, đồng hành cùng các tổ chức hợp tác xã, liên kết hợp tác giữa kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân, Hội đồng nghiên cứu chính sách Hội doanh nhân trẻ Việt Nam đã có sáng kiến phát triển mạng lưới liên kết Doanh nhân – Khoa học – Chính sách, mở rộng mạng lưới kết nối sáng tạo, hội tụ nguồn lực để cùng nghiên cứu và truyền thông, thực thi chính sách, trong đó Chuyển đổi số và liên kết hợp tác là các nội dung được ưu tiên thúc đẩy.

Chuyên gia Nguyễn Thy Nga, chia sẻ: “Sáng kiến Chiến lược phát triển Việt Nam huy động nguồn lực nghiên cứu và truyền thông dự thảo chính sách, đóng góp cơ sở dữ liệu xây dựng và góp ý chính sách, tiên phong đề xuất cơ chế phối hợp công – tư chặt chẽ, hiệu quả trong công tác nghiên cứu và truyền thông chính sách, để các chính sách được ban hành thực sự thiết thực, hiệu quả, nhận được sự đồng thuận xã hội cao.

Doanh nhân sẽ là lực lượng chủ chốt đồng hành cùng các đại diện khác trong xã hội, trong hành trình đưa chính sách vào cuộc sống và mang hơi thở cuộc sống vào chính sách, thông qua cơ sở dữ liệu thực tiễn cho Chính phủ, Quốc hội, các bộ ngành, tổ chức trong các chương trình khảo sát nghiên cứu và truyền thông chính sách quy mô Quốc gia, Quốc tế.

Diễn đàn có sự tham gia của nhiều chuyên gia, tổ chức liên kết doanh nhân, liên minh hợp tác xã

Diễn đàn có sự tham gia của nhiều chuyên gia, tổ chức liên kết doanh nhân, liên minh hợp tác xã

Thời gian qua, chuyển đổi số tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận như: nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số tiếp tục chuyển biến tích cực ở các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu để quyết tâm xây dựng công dân số, kinh tế số, xã hội số. Hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng số tiếp tục được phát triển từ trung ương đến địa phương. Các cơ sở dữ liệu (CSDL) tạo nền tảng cho Chính phủ số được đẩy mạnh triển khai, đặc biệt là CSDL quốc gia về dân cư, doanh nghiệp, bảo hiểm y tế…

Thủ tướng Chính phủ chia sẻ thông điệp và lắng nghe ý kiến, kiến nghị của chuyên gia và đại biểu dự diễn đàn. Ảnh: Từ Chính sách ra Cuộc sống

Thủ tướng Chính phủ chia sẻ thông điệp và lắng nghe ý kiến, kiến nghị của chuyên gia và đại biểu dự diễn đàn. Ảnh: Từ Chính sách ra Cuộc sống

Tại Nghị quyết số 20-NQ/TW, Trung ương đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 45.000 hợp tác xã với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp hợp tác xã với 1,7 nghìn HTX thành viên trong dó có trên 5.000 HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đến năm 2045, các tổ chức kinh tế tập thể đều áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Hiện nay, cả nước mới có khoảng 28.000 hợp tác xã, hơn 100 liên hiệp HTX và khoảng 100.000 tổ hợp tác, trong đó, HTX nông nghiệp chiếm khoảng 66%. Đây là những mục tiêu khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, sự nỗ lực tự thân của các tổ chức kinh tế hợp tác, sự giúp đỡ của quốc tế và các cá nhân, tổ chức cùng phải hành động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả ngay từ bây giờ.

Lãnh đạo Chính phủ và các chuyên gia, các đại diện tổ chức kinh tế, hợp tác xã dự Diễn đàn Kinh tế Hợp tác, hợp tác xã năm 2022, Văn phòng Chính phủ.

Lãnh đạo Chính phủ và các chuyên gia, các đại diện tổ chức kinh tế, hợp tác xã dự Diễn đàn Kinh tế Hợp tác, hợp tác xã năm 2022, Văn phòng Chính phủ.

Sáng kiến Chiến lược phát triển Việt Nam, thông qua liên kết thực tiễn – nghiên cứu – truyền thông – chính sách, hưởng ứng quyết định của Thủ tướng về “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027”, thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mai, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực và kĩ năng số, hướng đến mục tiêu kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân cùng phát triển, tạo nên nguồn lực và động lực thúc đẩy, phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến