27.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, 28/03/2024

HomeKhácLao động rút BHXH một lần ngày càng trẻ hóa, trung bình...

Lao động rút BHXH một lần ngày càng trẻ hóa, trung bình dưới 40 tuổi

1113

Khó khăn hậu dịch bệnh khiến người lao động rút bảo hiểm ồ ạt. Ảnh minh họa.

Khó khăn hậu dịch bệnh khiến người lao động rút bảo hiểm ồ ạt. Ảnh minh họa.

Đây là thực trạng đáng buồn được đưa ra tại Hội thảo “Tương lai nào cho người lao động nhìn từ góc độ an toàn tài chính và an sinh xã hội” tổ chức mới đây.

Trích số liệu từ báo cáo của BHXH Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Tây, Phó trưởng Đại diện Văn phòng Bộ LĐ -TBXH tại TPHCM, cho biết trong 4 tháng đầu năm 2022 đã giải quyết BHXH một lần cho 308.100 người, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021. Ước tính đến hết tháng 5/2022, cả nước có 390.397 người giải quyết hưởng BHXH một lần, giảm 40.189 người so với cùng kỳ năm 2021 (giảm 9,4%).

An toàn tài chính và an sinh xã hội cho người lao động là vấn đề hết sức cấp thiết, nhất là trong bối cảnh đời sống có rất nhiều biến động, rủi ro về việc làm, thu nhập, sức khỏe… và tình trạng già hóa dân số đang ngày càng gia tăng. Thực trang này, không chỉ trong hiện tại, mà còn được dự báo kéo dài trong tương lai và chưa biết đến khi nào kết thúc.

Lao động rút BHXH một lần ngày càng trẻ

Theo T.S Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ đầu năm đến nay, dù tình trạng thiếu việc làm và thu nhập của người lao động đã giảm so với thời gian trước. Song với mức thu nhập khoảng 6,4 triệu đồng/tháng hiện nay thì người lao động vẫn không đủ để trang trải cuộc sống, dẫn tới nhiều hệ lụy.

“Một thực trạng đáng lo ngại là theo đánh giá chung của ngành lao động, hiện có 11% công nhân lao động thường xuyên phải vay tiền để sinh hoạt hằng tháng, 36% số công nhân lao động thỉnh thoảng phải vay tiền để chi tiêu sinh hoạt, khám chữa bệnh… Mặt khác, công nhân lao động làm việc với cường độ cao, kéo dài nhưng tiền lương không cao. Người lao động nếu không làm thêm giờ thì không đủ sống, tương lai bấp bênh”, TS. Vũ Minh Tiến nêu thực tế.

“Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến việc không ít công nhân, người lao động phải rút BHXH một lần dù biết sẽ thiệt thòi về sau. Tuy nhiên, chính vì họ quá khó khăn trước mắt, đồng thời cũng vì lo ngại chính sách BHXH thay đổi trong tương lai, do vậy cần có công tác tuyên truyền đúng đắn cho người lao động để hiểu rõ vấn đề rút BHXH một lần. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần thay đổi chính sách để đảm bảo an sinh, việc làm cho người lao động trong thời gian tới thì mới giảm đi việc rút BHXH một lần”, TS Vũ Minh Tiến lý giải.

PGS.TS Giang Thanh Long – Viện trưởng Viện Chính sách Công và Quản lý, chia sẻ: “Qua các khảo sát, chúng tôi nhận thấy độ tuổi rút BHXH một lần ở Việt Nam ngày càng trẻ hoá, trung bình dưới 40 tuổi và hầu hết ở các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Một nghiên cứu từ năm 2016 đến nay, đặc biệt là 2 năm trở lại đây thì đã có đến 4,8 triệu người rút BHXH một lần.

Theo TS Giang Thanh Long, đây chỉ là một hiện tượng sau khi trải qua cú sốc dịch bệnh và mất việc. Vấn đề người lao động tham gia BHXH còn hạn chế là do bất cập giữa “cung và cầu”, bởi hiện nay ở nước ta đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến tương lai người lao động.

Bên cạnh đó, vấn đề mức lương đóng BHXH cũng đang là một vấn đề cần quan tâm và thanh tra, giám sát chặt chẽ bởi hiện nay mức đóng BHXH đang là do thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động. Đa số doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động không đúng với mức lương mà thấp hơn rất nhiều. Do đó, cần tuyên truyền, phân tích để người lao động hiểu rõ về mức đóng và thụ hưởng bảo hiểm sau này, không nên vì lợi ích trước mắt mà đánh mất lợi ích trong tương lai.

Giải pháp nào hạn chế việc rút bảo hiểm xã hội ồ ạt?

Một nghiên cứu từ năm 2016 đến nay, đặc biệt là 2 năm trở lại đây thì đã có đến 4,8 triệu người rút BHXH một lần. Ảnh: T.L

Một nghiên cứu từ năm 2016 đến nay, đặc biệt là 2 năm trở lại đây thì đã có đến 4,8 triệu người rút BHXH một lần. Ảnh: T.L

Nêu giải pháp, ông Lưu Kim Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Nidec Việt Nam, cho rằng các nhà soạn thảo luật liên quan đến BHXH hãy cùng các chuyên gia, nhà khoa học, các Hội, ban, ngành…cùng phân tích, nghiên cứu toàn diện cuộc sống, đời sống người lao động nhiều tầng lớp, nhiều tỉnh thành, ngành nghề cả chính thức và phi chính thức. 

Ông Hồng đã đặt ra nhiều vấn đề: Các nhà soạn thảo Luật BHXH sửa đổi muốn giảm thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu sớm hơn trước kia, giảm từ 20 năm xuống 15 năm và tiến tới 10 năm thì đã nghe dư luận công nhân, người lao động nghĩ gì chưa?. Người lao động nói tại sao đang quy định 20 năm giờ đột ngột đổi còn 15 năm làm họ trở tay không kịp khi họ chưa đủ 20 năm mà đã trên 15 năm, giờ nghỉ về quê làm việc khác (lại là làm lĩnh vực phi chính thức, không tiếp tục đóng BHXH) rồi phải đợi hơn 20 năm sau mới được nhận tiền hưu, suốt 20 năm đó không đóng BHXH tự nguyện thì liệu lúc đó lấy hưu được bao nhiêu/tháng?…

Từ thực tế trên, ông Hồng đề xuất, chỉ có lương hưu hàng tháng mới có thể bảo đảm an toàn tài chính cho người lao động và chúng ta lại “quanh co mãi không có lối ra” nếu chỉ có mỗi cơ quan BHXH ngồi soạn thảo quy định để sửa Luật. 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến