28.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 26/04/2024

HomeKhácThấy gì từ con số doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng...

Thấy gì từ con số doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng kỷ lục 130.000 trong tháng 7?

1140

Tháng 7 ghi nhận kỷ lục mới về số doanh nghiệp gia nhập thị trường. Ảnh: TL.

Tháng 7 ghi nhận kỷ lục mới về số doanh nghiệp gia nhập thị trường. Ảnh: TL.

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế và những nỗ lực của Chính phủ trong việc ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 7 tháng đầu năm 2022 tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc. Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 7 tháng đầu năm tiếp tục đạt cột mốc mới. 

Số liệu Tổng cục thống kê cho thấy, trong 7 tháng năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới là 89.407 doanh nghiệp, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức cao nhất trong giai đoạn 7 tháng đầu năm từ trước đến nay. Trong đó, doanh nghiệp thành lập mới chủ yếu vẫn thuộc nhóm ngành dịch vụ với 65.700 doanh nghiệp, chiếm 73,5% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 7 tháng đầu năm là 3.335.810 tỷ đồng, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 1.006.058 tỷ đồng. Số vốn tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động đạt 2.329.752 tỷ đồng, tăng 70,5% so với cùng kỳ năm 2021, với 31.235 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn (tăng 13,2%).

Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các hoạt động đều đã được mở lại, nền kinh tế Việt Nam với độ mở rộng hơn, rất nhiều nhà đầu tư tìm đến thị trường Việt Nam.

Việt Nam đã thúc đẩy thị trường nội địa để tăng sức mua trong dân; tổ chức lại các điểm bán, đặc biệt ở các trung tâm bán lẻ, siêu thị, chợ đầu mối để người dân, người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm hàng hóa dịch vụ thuận lợi nhất.

Những mối lo mới

Bên cạnh đó, trong 7 tháng năm 2022, có 94.575 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, bối cảnh thế giới hiện nay có nhiều diễn biến bất lợi khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. Sau quảng thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao, chuỗi cung ứng đứt gãy…

Đặc biệt, là những khó khăn về nguồn vốn. Hiện nay, các thủ tục tiếp cận nguồn vốn đã được đơn giản hóa về hồ sơ, thủ tục nhưng để tiếp cận nguồn vốn với lãi suất hợp lý thì hiện nay còn khó.

Gỡ khó cho doanh nghiệp, ông Tô Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, ngoài việc tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo kiểm soát tốt dịch bệnh với các phương án ứng phó linh hoạt; chú trọng kiểm soát đà tăng giá… nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Mặt khác, ở góc độ thị trường, thị trường nội địa đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Họ có tiềm lực tài chính, quản trị, khả năng về thương mại quốc tế cao. 

Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ có những giải pháp để thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu đầu tư vào Việt Nam.

“Thực tế năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới rất mạnh, họ cũng mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Nếu thu hút được, đây là cú hích tốt nâng cao chuỗi giá trị liên kết mang tính khu vực vào toàn cầu của Việt Nam”, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho biết.

Về phía doanh nghiệp, để đẩy mạnh liên kết hợp tác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), bản thân doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi lớn và mạnh mẽ từ quy trình, nhân sự, minh bạch về tài chính, công tác thị trường phải lớn hơn, rộng hơn. Đồng thời, việc hợp tác với các doanh nghiệp FDI sẽ nâng tầm doanh nghiệp Việt khi chúng ta tiếp cận được công nghệ lõi, quy trình quản trị thương mại quốc tế của các doanh nghiệp FDI, khi chúng ta muốn mở rộng thị trường ra quốc tế. 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến