32.8 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 19/04/2024

HomeKhácLối đi nào cho doanh nghiệp xuất khẩu để cán đích 650...

Lối đi nào cho doanh nghiệp xuất khẩu để cán đích 650 tỷ USD?

1099

Tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp xuất nhập khẩu “cán đích” thành công trong quý IV. Ảnh: TL.

Những tín hiệu hồi phục 

Dù gặp rất nhiều khó khăn khi tái phục hồi, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu đã nỗ lực đưa kết quả sản xuất – kinh doanh tăng trưởng ấn tượng. 

Nhiều mặt hàng xuất khẩu chứng kiến sự tăng trưởng trở lại sau giãn cách. Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest), cho hay tốc độ phục hồi của các doanh nghiệp ngành gỗ đã nhanh hơn dự đoán trong 2-3 tháng trước. Theo số liệu hải quan, trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt gần 12 tỷ USD, tăng tới 23,4% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Phạm Thái Bình, tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) cho biết, doanh thu quý 3/2021 của Trung An đạt 500 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 66% nhờ tập trung xuất khẩu dòng gạo sạch cao cấp có giá xuất khẩu cao hơn. Tính cả năm 2021, xuất khẩu của Công ty Trung An ước đạt trên 30 triệu USD,  tăng 67% so với năm 2020…

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính chung 10 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 537,31 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, trong tháng 10 xuất khẩu tăng nhanh trở lại, xuất siêu đã đạt 1,1 tỷ USD, kéo cán cân thương mại hàng hóa xuống còn nhập siêu 1,45 tỷ USD sau 10 tháng. 

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc nới lỏng giãn cách xã hội nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19 ở trong nước đã giúp các hoạt động kinh tế nhộn nhịp trở lại. Đồng thời, dịch bệnh hạ nhiệt trên thế giới và nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm, đặc biệt là nhóm hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, là cơ hội để xuất khẩu phục hồi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã khai thác hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. 

“Nếu tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, hy vọng những tháng cuối năm 2021 là thời điểm để các doanh nghiệp lấy lại đà tăng trưởng. Dự kiến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ đạt kỷ lục mới, khoảng 640-650 tỷ USD. Đây là điểm sáng trong bức tranh kinh tế và là tín hiệu tốt cho thấy sự phục hồi của doanh nghiệp”, Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhận định. 

Trợ lực cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu để bứt phá doanh thu 

Xuất siêu trở lại cho thấy nỗ lực lớn của các cấp, ngành và cộng đồng doanh nghiệp. Đây cũng là động lực để các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu từ nay tới cuối năm. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, vận tải, logistics chưa bình thường trở lại. Cùng với đó là nguy cơ thiếu lao động tay nghề cao trong lĩnh vực cơ khí, điện tử…khiến các doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Đặc biệt, bản thân doanh nghiệp Việt vẫn luôn phải đối diện với 3 tồn tại khá lâu dài, đó là vốn, pháp lý và phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Trong đó, vấn đề về vốn vay được coi là thách thức lớn nhất khi doanh nghiệp dừng sản xuất, đơn hàng đối tác chậm thanh toán, hay hàng hóa khó tiêu thụ dẫn đến phải tồn kho. 

Gỡ nút thắt vốn vay là động lực nào để doanh nghiệp xuất khẩu vượt khó khăn đại dịch, sẵn sàng bứt tốc. Ảnh: TL.

Gỡ nút thắt vốn vay là động lực nào để doanh nghiệp xuất khẩu vượt khó khăn đại dịch, sẵn sàng bứt tốc. Ảnh: TL.

Để “trợ lực” cho doanh nghiệp xuất khẩu, ông Nguyễn Tiến Đức, Phó Tổng giám đốc MSB cho biết, một trong những điều kiện hàng đầu để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nắm cơ hội là phải có nguồn vốn hợp lý.

“Cơ hội sau Covid-19 thể hiện khi nhu cầu trên các thị trường phục hồi. Làm sao để chủ động chuẩn bị đơn hàng để đáp ứng. Do đó, khi xây dựng các chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp trong năm 2021, chúng tôi tập trung đầu tiên là làm sao để cung ứng vốn kịp thời. Đặc biệt, MSB linh hoạt cả nguồn vốn không cần tài sản đảm bảo, mà trên cơ sở dữ liệu đơn hàng, các khoản phải thu của khách hàng”, ông Đức chia sẻ.

Bên cạnh đó, hiện nhiều ngân hàng đã có các chương trình tín dụng ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu với mức lãi suất thấp hơn so với mặt bằng chung.

Đơn cử như MSB đang hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay tín chấp dựa trên đơn hàng hoặc giá trị hợp đồng, chứng từ. Bên cạnh đó, ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ tư vấn về thủ tục, hỗ trợ khách hàng xử lý chứng từ, dự báo biến động tỷ giá…

Ngoài ra, việc tận dụng thương mại điện tử, các kênh xúc tiến thương mại trực tuyến cũng là giải pháp lý tưởng để các doanh nghiệp có thể tận dụng, do các sản phẩm của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về giá thành, chất lượng… nên sẽ thu hút đối tác mua hàng trên sàn thương mại điện tử.

Có thể thấy, sự đồng hành từ các ngân hàng cùng với tín hiệu lạc quan từ thị trường sẽ là động lực để doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẵn sàng bứt tốc mùa cuối năm, tạo nền tảng để “vươn tầm” trong hành trình kinh doanh.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến