28.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, 30/05/2024

HomeNgười Tiêu Dùng"Ảo tung chảo"

“Ảo tung chảo”

1159

"Ảo tung chảo"

(Tieudung.vn) – “… Bị hại dù không yêu cầu thì Tòa vẫn tuyên bị cáo bồi hoàn số tiền cho bị hại. Tuy nhiên Tòa cũng cho bị hại biết, bị cáo lang thang khắp nơi, không có tài sản gì để đảm bảo thi hành án…”. Nghe đến đây, bị hại nước mắt lưng tròng…

Mạng ảo nào có lỗi…

Suốt phiên tòa, một người con gái còn khá trẻ cứ ngồi lặng lẽ, thi thoảng ngước mắt đảo quanh phòng xử án xem có ai nhìn mình không. Sự nhẹ dạ, cả tin khiến cô ta nay ngồi đây, tại phòng xử án, để đối diện với , người mà cô ta đã trót tin, trao tiền và nay đang đối diện với một sự thật: 300 triệu đồng không cánh mà bay khỏi túi cô.

Mọi chuyện bắt đầu từ mạng ảo. Facebook thật là lợi, hại: Đem đến cũng nhiều niềm vui cho cư dân mạng, nhưng rồi cũng đem đến những nỗi buồn vô tận khi từ mạng ảo, hiện thân ra đời thường. Nhưng sẽ là “hàm oan” nếu cứ đổ lỗi cho thế giới ảo. Xin bắt đầu bằng phiên tòa sơ thẩm của TAND TP Hồ Chí Minh.

"Ảo tung chảo"

We là những “tuyệt chiêu ảo tung chảo”

Mạng thì ảo, mất tiền là thật

We Elala (SN 1974, quốc tịch Nam Phi), thế nhưng ngay cuộc chát đầu tiên qua Facebook, ả xưng là công dân quốc tịch Mỹ. We không xa, hắn ở ngay trên đất Việt. Tháng 7/2013, We nhập cảnh vào Việt Nam qua đường Campuchia. Những ngày lang thang ở Sài Thành, hắn thấy nhiều phòng game sáng đèn trong các khu dân cư. Lần là tìm hiểu, hắn thấy cư dân mạng Việt Nam “chát chit” khá thoải mái trên Facebook. Từ đó, hắn nảy sinh ý định sử dụng mạng để… lừa!

Sau khi tốn… mấy ngàn đồng tiền thuê tại một tiệm internet, We đã có ngay một “căn nhà” trên Facebook. Sau vài lần trò chuyện (chat) qua lại với cô gái trẻ ở Sài Gòn, gã ngoại kiều Mỹ “dỏm” We tung chiêu “nhờ cô gái nhận dùm két sắt có chứa hàng trăm ngàn USD, được gửi từ một công ty Malaysia sang Việt Nam”. Tin lời, cô gái nhận lời và mất mấy ngàn USD để làm các thủ tục nhận “két sắt có USD dùm We”.

Mọi chuyện đổ bể khi We “ăn cú chót”, Hắn tung chiêu “hô biến giấy trong két sắt thành USD”. Sau lần “biểu diễn” biến 4 tờ giấy trong két sắt thành 4 tờ USD có mệnh giá 100 USD, thấy “con mồi ăn đèn”, Hắn bảo cô gái đưa cho hắn 60 nghìn USD để mua hóa chất xử lý giấy trong két sắt thành USD. Lần này, cô gái chợt tỉnh, chính công an đã giúp cô gái này vạch trần chiêu lừa của Hắn.

Một buổi chiều tại nhà cô gái, We đang nhận 55 triệu đồng của cô gái thì Công an ập vào bắt quả tang. 7 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” cũng được Tòa tuyên cho We.

300 triệu đồng là “học phí” nhẹ?

Vụ lừa đảo do We thực hiện từng một thời gây xôn xao dư luận, nhất là với cư dân mạng. Nhiều tờ báo không ngần ngại “giựt tít… tiếu”, xem We như “ảo thuật gia”, có báo đặt tên vụ án là “đô la đen”… Những câu hỏi về sự nhẹ dạ cả tin của cô gái được trên mạng thời gian qua đã không có lời giải đáp. Số ý kiến cho rằng cô ta quá tin người, số khác lại cho là có thể cô ta tin… tình (cảm)… Nhưng rồi tại phiên tòa, các câu hỏi này cũng vĩnh viễn không có lời giải, bởi Tòa thì không đi sâu vào đời tư nạn nhân, còn nạn nhân cũng không việc gì khi đã mất tiền còn khơi mào cho dư luận “đào bới” chuyện riêng nhậy cảm của mình.

“May cho nạn nhân, két sắt chỉ có giấy, nếu có vũ khí hay tài liệu chống phá thì cô sẽ còn gặp rắc rối hơn”, vị Chủ tọa phiên tòa nói như vậy. Quan sát cô gái, không khó nhận ra những lần rùng mình của cô ta. Cũng có thể sự “vỡ òa” trong cô khi nhận ra tính chất nguy hiểm từ lời vị chủ tọa nên cô gái không “quyết liệt đòi lại tiền” bị cáo.

Cũng dễ hiểu, bài học nào không có học phí. Và, như vị Chủ tọa này nói thì có khi 300 triệu đồng là “quá rẻ” cho bài học cả tin này.

Chuyện không của riêng ai

Không chỉ đến bây giờ, khi tòa xét xử vụ We “làm xiếc” biến “giấy thành USD” thì những chiêu thức lừa đảo từ mạng xã hội mới bộc lộ. Vụ We thật ra đã “banh chành” khi Công an phá án. Nhưng vấn đề là vì sao những vụ lừa đảo bắt nguồn từ mạng xã hội (trước vụ We, sau và hiện nay) vẫn liên tục xảy ra?

Ngoài sự nhẹ dạ, cả tin, rõ là thế giới ảo cũng đang có một sức hút mãnh liệt, những từ ngữ có cánh vốn khi đối diện nhau “khó nói lắm ai ơi” thì ở nơi “khuất mặt” đúng là “có đất sống” và “lời nói không phải lúc nào cũng gió bay”. Một khi những lời đường mật rót vào tim thì không phải ai cũng đủ tỉnh táo để phân biệt thật, giả vốn đang rất lẫn lộn.

“Ảo tung chảo”, câu nói khá quen với cư dân mạng. Có khi những chiêu trò “tung chảo” đối với một số người thì xưa như trái đất. Có khi bị ép phê ngược, bị “ném đá” và vạch trần ngay. Nhưng cũng có khi hiệu nghiệm như vụ We.

Bỡi vậy, những phiên tòa như vụ We là quá cần thiết. Nó không những là vấn đề của luật pháp mà rộng hơn là những hồi chuông cảnh tỉnh, đánh thức những cư dân mạng vốn ngày đêm còn say sưa trên thế giới ảo đầy sức hút này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến