34 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, 28/03/2024

HomeTài ChínhBí quyết vay vốn thành công cho doanh nghiệp vừa và nhỏ...

Bí quyết vay vốn thành công cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

1076

Đại dịch Covid-19 đã làm cho nhiều doanh nghiệp nhỏ lao đao, phần lớn trong số họ phải tranh giành nguồn tài trợ. Ngay cả trước đại dịch, khả năng tiếp cận vốn luôn là một trong những trở ngại lớn đối với sự tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Không ngoại lệ, một công ty dịch vụ thương mại tại Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng trong cách thức vận hành, sản xuất và kinh doanh. Khi tình hình dịch bệnh dần ổn định, doanh nghiệp này trở lại hoạt động và nỗ lực phục hồi nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với một vấn đề khác, đó là thiếu vốn lưu động.

Ban điều hành công ty tìm kiếm các phương án tài chính hỗ trợ vốn lưu động cho việc thu mua nguyên liệu và đảm bảo quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm không bị gián đoạn. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, công ty này đã quyết định đăng ký tín dụng với Funding Societies. Nguồn vốn nhanh chóng được giải ngân trong vòng 48 giờ, ngay sau khi công ty nộp đủ các giấy tờ cần thiết.

Vneconomy đã có cuộc trao đổi với ông Ryan Galloway, Giám đốc Điều hành Funding Societies Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Ryan Galloway - Giám đốc quốc gia của Funding Societies Việt Nam.
Ryan Galloway – Giám đốc quốc gia của Funding Societies Việt Nam.

Bên cấp vốn đánh giá doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào để duyệt cho vay, thưa ông?

Các đơn vị cho vay vốn đánh giá mức độ tín nhiệm của một doanh nghiệp dựa trên nhiều chỉ số khác nhau. Thông thường, họ sẽ yêu cầu các giấy tờ như đăng ký kinh doanh, sao kê ngân hàng, tài khoản quản lý, ngoài tài khoản thuế… Hầu hết các bên cho vay thường sẽ cân nhắc giải ngân các khoản vay cho các công ty đã hoạt động ít nhất một năm, trong khi những bên khác là hai năm. Tại Funding Societies, chúng tôi đang hướng tới hỗ trợ các công ty đã hoạt động ít nhất một năm và có doanh thu hàng năm trên 250.000 USD.

Đối với các khoản vay có tài sản thế chấp có thể được yêu cầu như một hình thức đảm bảo. Ngược lại, các khoản vay tín chấp không yêu cầu tài sản thế chấp.

Nhìn chung, bên cho vay sẽ kiểm tra các hoạt động kinh doanh, doanh thu và dòng tiền của một công ty. Một dòng tiền tốt và dễ kiểm toán cho mức chi trả nợ sẽ làm tăng độ tín nhiệm của doanh nghiệp, bởi điều này chứng minh khả năng trả nợ của công ty. Các bên cho vay cũng xem xét các hoạt động thanh toán tổng thể của doanh nghiệp, ví dụ, kiểm tra cách các công ty thanh toán các khoản phí chính phủ và các khoản vay hiện có.

Các bên cho vay cũng muốn tìm hiểu thêm về doanh nghiệp, cách doanh nghiệp vận hành và định hướng phát triển. Do đó, việc trình bày một kế hoạch kinh doanh tốt, thể hiện các dự báo tài chính về thu nhập, dòng tiền và chi phí trong ít nhất từ 3–5 năm là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp gia tăng cơ hội vay vốn thành công cho các chủ doanh nghiệp. Cần lưu ý, các bên cho vay sẽ coi trọng tính minh bạch và thông tin liên lạc nhất quán của các chủ doanh nghiệp.

Ông có thể chia sẻ cách Funding Societies duyệt hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố nào?

Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo quy trình vay vốn thuận lợi, đồng thời tăng cơ hội nhận hỗ trợ tài chính.

Đầu tiên, doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ. Theo quan sát của chúng tôi, nhiều doanh nghiệp nhỏ không nhận được nguồn tài chính vì 2 lý do: không có mối liên hệ với nguồn tài chính chính thức, hoặc không đủ thời gian chuẩn bị. Vì vậy, lời khuyên của tôi là nên nắm vững các yêu cầu khi vay vốn và cố gắng dành đủ thời gian để chuẩn bị trước tất cả các tài liệu cần thiết. Điều này cũng có lợi khi các bên cho vay yêu cầu bổ sung thêm tài liệu hoặc dữ kiện để đánh giá đơn xin cấp vốn tốt hơn.

Chủ doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị tất cả các tài liệu tài chính cần thiết để bên cho vay có thể đánh giá chính xác dòng tiền, doanh thu, chi phí và những thông tin tương tự của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc duy trì mối quan hệ tốt với một số ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính dễ dàng hơn.

Doanh nghiệp cũng cần suy nghĩ thấu đáo về chiến lược kinh doanh vững chắc và trình bày kế hoạch kinh doanh chi tiết với bên cho vay. Một kế hoạch tốt không chỉ tiết lộ các dự báo tài chính khả thi mà còn mô tả các sản phẩm và dịch vụ của công ty, bối cảnh cạnh tranh mà công ty đang đối mặt, mục đích sử dụng vốn, mục tiêu rõ ràng và cơ hội mà công ty đang tận dụng.

Cuối cùng là sự trung thực. Chủ doanh nghiệp cần minh bạch khi nêu rõ bất kỳ rủi ro và thách thức tiềm ẩn nào trong kế hoạch kinh doanh của mình. Nêu ra giải pháp khả thi để khắc phục chúng và nêu rõ dự định sử dụng vốn vay. Nếu tình hình tài chính không khả quan, chủ doanh nghiệp nên cập nhật với bên cho vay. Hầu hết những đơn vị cho vay đều cảm thông nếu chủ doanh nghiệp chia sẻ tình hình của họ một cách trung thực.

Trong quá khứ, các lựa chọn tài chính cho một chủ doanh nghiệp nhỏ rất hiếm. Hiện tại, các doanh nhân có vô số nguồn lực và thậm chí có thể được cấp vốn như ngay lập tức nhờ công nghệ. Đây là lý do tại sao Funding Societies đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, đổi mới nền tảng để vận hành nhanh chóng và an toàn giúp SMEs tiếp cận được nguồn tài trợ.

Chúng tôi cam kết mang đến cơ hội tài chính cho tất cả doanh nghiệp ở Đông Nam Á và thu hẹp khoảng cách tài chính cho SMEs trong khu vực. Chúng tôi quyết tâm giải ngân 100 triệu USD tài trợ cho SMEs trong năm nay và hy vọng con số này sẽ đạt mốc khoảng 1,3 tỷ USD cho SMEs vào năm 2025. Tại Việt Nam, Funding Societies tham vọng sẽ sát cánh cùng 290.000 SME và sẽ mở rộng thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ tài chính tại đây.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến