29.5 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 19/04/2024

HomeSPECIAL'Bóng ma' thao túng cổ phiếu còn đâu đó?

‘Bóng ma’ thao túng cổ phiếu còn đâu đó?

1179

Vừa qua, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam một số nhân vật đứng đầu các doanh nghiệp do hành vi thao túng cổ phiếu, điển hình như vụ việc xảy ra tại Công ty cổ phần Tập toàn FLC; Tân Hoàng Minh; Louis Holdings…

> Phó tổng giám đốc một ngân hàng bán “chui” cổ phiếu

Vụ án chứng khoán nhóm “Louis”, phức tạp cỡ nào?

Bắt giam 2 em gái ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC

> Bamboo Airways sẽ ra sao, khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt giam?

Tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết

Bất ngờ khi hàng loạt cổ phiếu ‘họ’ FLC rớt thảm

Xem xét xử lý ông Trịnh Văn Quyết vì bán “chui” 74,8 triệu cổ phiếu

Phong tỏa tài khoản chứng khoán của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết từ 11/1/2022

> Ma trận trái phiếu Nova group

“Đi đêm lắm có ngày gặp ma”

Cuộc điều tra dẫn đến việc bắt giam nhiều nhân vật “cộm cán” ở Tập đoàn FLC, mà người đứng đầu là ông Trịnh Văn Quyết cùng 2 em gái và nhiều đối tượng khác trở thành đồng phạm, là kết quả bất ngờ và không được dự báo trước như cuộc chơi của “nhà FLC” gây ra cho thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư.

Với hành vi thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Công ty cổ phần tập đoàn FLC, đã bán 74,8 triệu cổ phiếu (CP) FLC mà không báo cáo, công bố thông tin trước giao dịch theo quy định. Ngay sau khi vụ việc bị phát hiện, tất cả các nhà đầu tư (NĐT) đều vô cùng phẫn nộ.

Cú “đánh úp” của ông Quyết đã kiến CP này mất thanh khoản trầm trọng.

chungkhoandosan 16520848316261352445256
Cần chế tài nghiêm với các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán.

Tương tự, nhóm cổ phiếu họ “nhà Louis” cũng từng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra nhiều quyết định xử phạt hành chính đối với các sai phạm tại các công ty liên quan, như: phạt Louis Holdings hơn 161 triệu đồng do giao dịch vượt quá giá trị đăng ký và đình chỉ giao dịch chứng khoán 2 tháng; phạt hơn 232 triệu đồng đối với TGG do một loạt vi phạm về công bố đối với thông tin và quản trị công ty…, nhưng chẳng đủ cho những người đứng đầu nhóm doanh nghiệp này thức tỉnh, vì đối với họ, mức thu về cho hành động giao dịch nội gián kiếm lãi bội phần.

Và cái kết, ngày 20/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 cá nhân về tội thao túng thị trường chứng khoán, gồm: Đỗ Thành Nhân – chủ tịch Công ty CP Louis Holdings, thành viên hội đồng quản trị Công ty CP Louis Capital, Công ty CP Louis Land; Trịnh Thị Thúy Linh – giám đốc hành chính Công ty CP Louis Holding; Đỗ Đức Nam, tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Trí Việt; Lê Thị Thùy Liên – nhân viên dịch vụ tài chính Công ty CP Chứng khoán Trí Việt.

Sau khi nhóm cổ phiếu liên quan đến ông Nhân được “thổi” lên mức giá cao không tưởng, những phiên liên tiếp rớt giá thê thảm, giảm sàn 5 – 6 phiên liên tục “nhốt nhà đầu tư”.

Thời điểm đó, nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại nặng nề bởi nhóm cổ phiếu “nhóm Louis” quay đầu lao dốc, mỗi ngày có 20 – 30 triệu cổ phiếu dư bán sàn, trắng bên mua, mất thanh khoản.

“Bóng ma” thao túng vẫn còn đâu đó

Bán “chui”, tạo cung cầu giả tạo để thao túng giá cổ phiếu thu lãi lớn đã và vẫn đang xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đáng nói là ngày càng nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp chính là những người thực hiện các hành vi này.

Nhìn lại các vụ vi phạm bán “chui”, thao túng chứng khoán có thể thấy hầu hết “cá mập” là lãnh đạo, người nhà hay có liên quan đến lãnh đạo “đánh úp” nhà đầu tư. Đơn cử, tháng 7/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố xử phạt ông Trần Ngọc Bê (Hà Nội) số tiền 940,35 triệu đồng với lý do không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch CP VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Ông Bê là người có liên quan một lãnh đạo VPBank. Ngoài phạt hành chính, ông Bê còn bị phạt bổ sung là đình chỉ giao dịch chứng khoán trong 4 tháng.

Chưa hết cũng ở VPBank, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, một lãnh đạo trong Ban điều hành ngân hàng này là bà Lưu Thị Thảo – Phó Tổng giám đốc, từ 7-24/2/2022 đã bán xong 25.000 cổ phiếu VPB (tính theo mệnh giá 250 triệu đồng) theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch này, bà Thảo còn nắm giữ 6.509.246 cổ phiếu VPB, giảm tỷ lệ nắm giữ từ 0,145% xuống 0,144%.

Nhưng đáng chú ý, số lượng cổ phiếu mà bà Thảo bán ra thuộc trường hợp phải công bố thông tin trước và sau khi thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, bà Thảo chỉ công bố thông tin sau khi đã hoàn tất giao dịch bán nói trên.

Theo quy định tại Điều 33 Thông tư 96/2020 của Bộ Tài chính, lãnh đạo doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu trị giá dưới 200 triệu đồng theo mệnh giá trong một tháng (tương đương 20.000 cổ phiếu) thì không phải công bố thông tin. Như vậy, với vài trò là một Phó tổng giám đốc VPBank, bà Thảo là người nội bộ thuộc diện phải công bố thông tin đăng ký bán trước khi giao dịch cổ phiếu.

Cần lưu ý, trong thời gian, bà Thảo bán cổ phiếu, thị giá cổ phiếu VPB dao động 35.000-38.000 đồng/cổ phiếu. Tạm tính, bà Lưu Thị Thảo có thể thu về gần 1 tỷ đồng sau giao dịch.

Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Công ty Luật Nghiêm & Chính, nhận định hành vi này của ông Trịnh Văn Quyết là tái phạm nên không thể coi là vi phạm thủ tục hành chính đơn thuần. Vì vậy, nếu chỉ áp dụng quy định về xử phạt hành chính, dù là mức tối đa 1,5 tỉ đồng, cũng không đủ sức răn đe và ngăn ngừa những vi phạm tiếp theo của ông Quyết hay nhiều cá nhân khác.

Theo luật sư Bùi Quang Nghiêm, hành vi bán chui CP không chỉ gây thiệt hại lớn cho các cổ đông mà còn tác động sâu rộng, để lại hậu quả nghiêm trọng vì làm mất niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Có thể xem hành vi này ở góc độ là giao dịch nội gián. Tương tự, các hành vi thao túng giá CP trên thị trường nếu bị phát hiện đều cần xử phạt nghiêm và kèm theo các biện pháp bổ sung, thậm chí đều khởi tố hình sự mới có thể ngăn chặn được các cá nhân, tổ chức khác làm theo.

Thực tế cho thấy, việc mạnh tay xử lý hình sự của các hành vi giao dịch nội gián của nhóm CP nhà FLC hay nhà Louis, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư được phục hồi và dư luận quốc tế đã đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc làm minh bạch, công bằng cho thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến