27.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, 25/04/2024

HomeSPECIALCác ngân hàng trung ương chực chờ tung ra tiền điện tử....

Các ngân hàng trung ương chực chờ tung ra tiền điện tử. Bài 2: Lo ngại về kiểm soát và quyền riêng tư

1137

Bài 1:  Tìm định nghĩa tiền điện tử quốc gia

Đồng tiền điện tử Sand Dollar của Bahamas. Ảnh: Chính phủ Bahamas

Đồng tiền điện tử Sand Dollar của Bahamas. Ảnh: Chính phủ Bahamas

Quyền kiểm soát

Những chuyên gia kinh tế nghiên cứu chủ đề tiền tệ ảo cho biết, cuộc trỗi dậy của tiền tệ mã hoá (cryptocurrency) đang làm chính quyền các nước lo ngại.

Mục đích lớn nhất của cryptocurrency là tạo ra những đồng tiền hoàn toàn độc lập, thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ. Những đồng tiền “ảo” này sẽ có thể lấn át sức cạnh tranh của các loại tiền tệ truyền thống. Đây là một trong những động lực lớn nhất đằng sau việc thành lập các loại “tiền tệ điện tử ngân hàng trung ương” (Central-bank digital currency, viết tắt là CBDC).

Theo Megan Greene, nhà kinh tế toàn cầu của công ty tư vấn tài chính Kroll: “Có một lo ngại rằng nếu chúng ta không tung ra các đồng tiền điện tử tại Mỹ hay châu Âu, Trung Quốc sẽ đặt ra tất cả những tiêu chuẩn với đồng tiền của họ, và các nước khác sẽ ở thế bất lợi. Ngoài ra, các loại tiền tệ crypto thật sự đã khiến các ngân hàng trung ương vô cùng lo lắng”.

Một báo cáo hồi tháng 9 đã làm chính quyền Mỹ lo ngại, nó chỉ ra khả năng về sức mạnh của các đồng tiền ảo vượt qua khả năng in tiền của chính phủ, và thay thế hoàn toàn trong chi trả, khiến các ngân hàng trung ương không còn đủ tiền mặt để có thể lèo lái nền kinh tế.

Mối hiểm họa đó vẫn chỉ là giả thuyết, theo Eswar Prasad, một nhà kinh tế tại Đại học Cornell.

Trong cuốn sách “The Future of Money” (Tương lai của tiền tệ) của ông, Eswar Prasad liệt kê ra nhiều lý do khác khiến các ngân hàng trung ương tìm đến thể loại tiền tệ điện tử. Một trong những lý do “thiện ý” nhất là sự hoà nhập nền kinh tế.

Tại Mỹ, chỉ có 5% người dân nơi đây là không có tài khoản ngân hàng. Nhưng tại các quốc gia như Bahamas, một trong những nước đầu tiên ứng dụng đồng tiền ảo, con số đó lên đến 18%.

Điểm lợi của tiền tệ ảo là nó có thể giúp cư dân Bahamas hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu, nhờ vào việc họ có thể dễ dàng sử dụng tiền điện tử nằm trong một quỹ tài khoản được ngân hàng trung ương quốc gia kiểm soát, thoát khỏi quyền kiểm soát của các nhà băng.

 

Hệ thống điểm tín nhiệm xã hội của Trung Quốc có thể xếp hạng từng cư dân. Ảnh: Wired UK.

Hệ thống điểm tín nhiệm xã hội của Trung Quốc có thể xếp hạng từng cư dân. Ảnh: Wired UK.

Quyền riêng tư

Ở mặt khác, một nhược điểm vô cùng lớn của “tiền điện tử ngân hàng trung ương” lại là vấn đề về an ninh cho quyền riêng tư, tuy việc bảo vệ quyền riêng tư đã là mục tiêu chính của tiền tệ điện tử. Vấn đề này có thể dẫn đến các hệ quả khó lường, theo giáo sư Prasad.

Một đồng tiền điện tử được kiểm soát hoàn toàn bởi ngân hàng trung ương sẽ cho phép chính quyền theo dõi mọi giao dịch mà cư dân thực hiện, dù là nhỏ đến đâu.

Mức độ minh bạch của đồng tiền ảo là một “con dao hai lưỡi”, vừa cho phép khám phá tội phạm và lừa đảo, nhưng cũng là một công cụ điều khiển xã hội, đặc biệt là ở các quốc gia mà nhân quyền bị hạn chế.

Giáo sư Prasad lấy một ví dụ, chính phủ có thể ngăn cấm việc sử dụng đồng tiền điện tử của họ để mua bán các mặt hàng cấm, từ rượu, các chất gây nghiện cho đến nội dung khiêu dâm. Chính quyền cũng có thể khiến cuộc sống của một cư dân trở nên vô cùng khó khăn bằng cách điều khiển giao dịch điện tử.

Trung Quốc đã đặt ra một hệ thống điểm tín nhiệm xã hội, xếp hạng công dân theo thuật toán và có thể trừng phạt họ thông qua hệ thống chi trả tiền tệ ảo.

“Trong lịch sử, tôi nghĩ đã có nhiều ví dụ khi công nghệ dù lành tính, nhưng lại bị lợi dụng cho các mục đích xấu”, giáo sư Prasad nói.

 Bài 3: Hiểm họa không thể tránh khỏi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến