29.5 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, 20/04/2024

HomeTài ChínhCần đề nghị Bộ Công an điều tra, xác minh Chủ tịch...

Cần đề nghị Bộ Công an điều tra, xác minh Chủ tịch FLC bán ‘chui’ cổ phiếu

1116

Xoay quanh việc ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch FLC – bán “chui” 74,8 triệu cổ phiếu, VTC News vừa có cuộc phỏng vấn luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI.

Ông Đức nhấn mạnh chỉ khi nào cơ quan quản lý làm việc, xử lý công tâm, khách quan, triệt để thì mới lấy lại niềm tin và tránh được sự nghi ngờ, mang tiếng “oan” về việc cơ quan chức năng làm ngơ, thậm chí quan hệ, bắt tay với tiêu cực, sai trái trên thị trường chứng khoán.

– Theo quy định của pháp luật, việc ông Quyết bán ‘chui’ cổ phiếu FLC sẽ bị xử lý thế nào?

Việc một cá nhân bán cổ phiếu vi phạm quy định về việc công bố thông tin trước khi bán chứng khoán thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ “Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán”.

Cần đề nghị Bộ Công an điều tra, xác minh Chủ tịch FLC bán 'chui' cổ phiếu  - 1

Ông Trịnh Văn Quyết bán tháo 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà không công bố thông tin.

Theo quy định tại Điều 4 về ‘Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả”, Nghị định số 156/2020/NĐ-CP thì loại vi phạm nêu trên sẽ bị xử lý đồng thời với 3 hình thức và biện pháp: Xử phạt chính, xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 2, Điều 5 và khoản 5, Điều 33 của Nghị định này, thì có thể bị xử lý như sau: Thứ nhất: Phạt tiền với mức tối đa 1,5 tỷ đồng. Thứ hai: Đình chỉ giao dịch chứng khoán từ 1 – 12 tháng. Thứ ba: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm.

– Đây không phải lần đầu ông Quyết vi phạm, vậy mức phạt tương tự như những vi phạm trước đây liệu có đủ sức răn đe và ngăn ngừa trục lợi bất chính số tiền quá lớn?

Đúng, trước đây ông Quyết đã thu lời vài trăm tỷ về hành vi bán “chui” cổ phiếu, trong khi pháp luật chỉ quy định xử phạt vài trăm triệu. Tuy nhiên, đến nay, pháp luật đã được sửa đổi chặt chẽ hơn để ngăn chặn dạng vi phạm tương tự. Theo quy định tại khoản 7, Điều 33, Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, cổ đông lớn không công bố công khai thông tin trước khi bán cổ phiếu còn chịu ít nhất 2 chế tài. 

Thứ nhất: Bị buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán cộng thêm lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán. Thứ hai: Bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp hoặc khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Nếu xử lý đúng quy định trên, thì không những người vi phạm hết đường trục lợi, mà còn bị thiệt hại nặng nề hơn.

– Để góp phần lành mạnh hoá thị trường chứng khoán, theo ông có cần áp dụng chế tài nặng nhất? Trường hợp ông Quyết bán “chui” cổ phiếu có dấu hiệu hình sự như báo chí, nhà đầu tư phản ánh không?

Với khoản giao dịch và kiếm lời đặc biệt lớn, thì cần phải xem xét áp dụng chế tài hành chính cao nhất xử lý để làm lành mạnh hóa thị trường chứng khoán, mang lại niềm tin cho các công ty niêm yết và nhà đầu tư.

Ngoài ra, việc bán cổ phiếu trong bối cảnh giao dịch của mã chứng khoán trên rất bất thường thì cũng cần xem xét có hay không khả năng vi phạm quy định của Bộ luật Hình sự, liên quan đến các Điều 209 về “Tội che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”, Điều 210 về “Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán” và không loại trừ vi phạm quy định tại Điều 211 về “Tội thao túng thị trường chứng khoán”.

Đó có thể là những hành vi như che giấu thông tin trong hoạt động chào bán chứng khoán, gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên hoặc là hành vi thông đồng với nhau, cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán chứng khoán nhằm gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, tạo ra cung, cầu giả tạo, thao túng giá.

– Dư luận, nhà đầu tư cổ phiếu nghi ngờ những vụ vi phạm có quy mô lớn, trục lợi hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng khó mà “được yên” nếu không có quan hệ, “ăn chia, lại quả”…. Theo ông cần làm gì để nhà đầu tư yên tâm tin tưởng cơ quan quản lý chứng khoán?

Theo tôi, trong vụ việc này nên nhanh chóng tiến hành thanh tra hoạt động giao dịch bán “chui” cổ phiếu của ông Quyết. Nếu như có dấu hiệu hình sự thì Ủy ban Chứng khoán cần đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, xác minh. Như vậy sẽ bảo đảm sự khách quan và chính xác hơn. Nếu có vi phạm thì phải xử lý mà nếu như không có vi phạm thì cũng cần minh oan cho ông Quyết về việc có hay không việc vi phạm 3 điều kể trên của Bộ luật hình sự (Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán; Sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; Thao túng thị trường chứng khoán) mà dư luận, báo chí, nhà đầu tư đang quan tâm, nghi ngờ.

Chỉ khi nào cơ quan quản lý làm việc, xử lý công tâm, khách quan, triệt để thì mới lấy lại niềm tin và tránh được sự nghi ngờ, mang tiếng “oan” về việc cơ quan chức năng làm ngơ, thậm chí quan hệ, bắt tay với tiêu cực, sai trái trên thị trường chứng khoán.

Xin cảm ơn ông!

(adsvtc = window.adsvtc || []).push();
(adsvtc = window.adsvtc || []).push();

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến