Tiền lớn không có ý định mua giá xanh những cổ phiếu trụ bị khối ngoại cơ cấu. Tuy nhiên, nhóm này lại kéo có trọng điểm vào một số mã như BID, HPG cùng với đó là một số Midcap và Penny giúp VN-Index neo sát 1.170 điểm.

Chứng khoán 26/2: Tiền nội hưng phấn với nhóm Dệt may, Hàng Không

Trạng thái lình xình không thể phá vỡ trong phiên chiều cuối tuần, VN-Index đã chấp nhận trọn vẹn một tuần đi ngang. Nhưng cách dòng tiền di chuyển trong phiên chiều này vẫn khá thú vị nếu quan sát kỹ.
Trong điều kiện hệ thống của HOSE quá tải, tiền nội vẫn tìm đến HPG (+3,3%), BID (+1,5%) để kéo lên trong đó BID thậm chí chỉ đảo chiều tăng. BID chỉ đảo chiều từ thời điểm 13h40 còn HPG ghi nhận mức giao dịch vượt trội lên tới 1.830,93 tỷ đồng
Đặc điểm chung của 2 cổ phiếu kéo điểm này là dòng tiền nội đang thuận lợi tạo ảnh hưởng hơn so với các mã như VNM (-137 tỷ đồng), VRE (-75 tỷ đồng), MSN (-43 tỷ đồng) đang liên tục bị khối ngoại cơ cấu bán ra. Thực tế, VNM (+0,19%), VRE (-1,63%), MSN (+0,78%) chỉ lình xình cả phiên cũng đã sự thành công của tiền lớn.
Kết quả giao dịch của VN30 trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2 đã phản ánh chiến thắng của tiền nội dù không hề áp đảo, tăng 0,32% lên 1.173,6 điểm.
Nhóm nhà đầu tư trong nước tỏ ra đặc biệt “máu lửa” ở các cổ phiếu Midcap và Penny chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ COVID-19. Các cổ phiếu của ngành Hàng không như FLC (+3,1%), HVN (+3,3%) đã bất ngờ tăng vượt trội so với mặt bằng chung. Tương tự là các mã Dệt may như TCM (+4,9%), MSH (+2,9%). Được biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc-xin phòng COVID-19, theo đó cần mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ khoảng 150 triệu liều trong năm 2021 để tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên.
Ngoài ra, các mã HAH (+6,9%), NKG (+7%), RAL (+7%), DIG (+4,8%) vẫn thể hiện sự quyết liệt đã được ghi nhận. Toàn HOSE đóng cửa với 177 mã tăng so với 248 mã giảm và 69 mã đứng giá tham chiếu. 
Chốt phiên, VN-Index tăng 0,26% lên 1.168,47 điểm. Thanh khoản đạt 554,46 triệu đơn vị, tương đương 14.870 tỷ đồng trong đó thỏa thuận đạt 1.089 tỷ đồng.
Còn HNX-Index tăng 1,23% lên 249,22 điểm. Thanh khoản đạt 123,33 triệu đơn vị, tương đương 2.128 tỷ đồng. UPCoM-Index cũng đảo chiều tăng lại 0,21% lên 76,64 điểm. Thanh khoản đạt 91,94 triệu đơn vị, tương đương 1.097 tỷ đồng.
=================
Tới cuối phiên sáng, giá trị giao dịch của sàn HOSE đã đạt 9.118,81 tỷ đồng, tương đương mức tăng 25% so với phiên sáng qua. Trong khi đó, chỉ số vẫn đang ở dưới mức tham chiếu với nhiều mã cổ phiếu trụ như VHM (-1,2%), VIC (-2%), VCB (-0,8%), GAS (-1,5%) cùng giảm giá. 
Rất khó để tiền có thể kéo nhóm này bởi sẽ đòi hỏi nhà đầu tư phải tập trung ưu tiên cho các cổ phiếu lớn giải ngân để các cổ phiếu trên đảo chiều tăng. Trong khi đó, từ mức 10.000-15.000 tỷ đồng, trạng thái nghẽn lệnh đã thường xuyên xuất hiện. 
Hiện nhà đầu tư ngoại vẫn đang còn bán nốt các cổ phiếu như VNM (-93 tỷ đồng), DXG (-32,3 tỷ đồng), MSN (-27,14 tỷ đồng), CTG (-16,5 tỷ đồng), VRE (-16,4 tỷ đồng). Do đó, nhiều khả năng, trong phiên chiều, chỉ số vẫn sẽ chỉ loay hoay quanh mốc 1.160 điểm và ít đột biến. Qua đó, chỉ số VN-Index sẽ có nguyên một tuần đi ngang.
Tính đến cuối phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 7,28 điểm xuống 1.158 điểm. Còn HNX-Index vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào THD (+6,12%) để tăng điểm. Chỉ số HNX-Index vươn lên 251,26 điểm (+2,05%). Thanh khoản sàn đạt 1.214 tỷ đồng.
==============
Diễn biến giảm đầu phiên sáng nay đi theo quỹ đạo thị trường chứng khoán thế giới. Đêm qua, Dow Jones đã giảm 1,75% còn S&P 500 cũng giảm tới 2,45%. Nguyên nhân vẫn đang từ việc lợi suất Trái phiếu Mỹ tăng mạnh. 
Đầu phiên, VN-Index đã mở cửa ở 1.148 điểm, tương đương mức giảm 16 điểm. Tuy nhiên, nếu tiêu cực, mọi lo lắng sẽ đều phải phản ánh vào các cổ phiếu trụ như VIC, VCB. Tuy nhiên, mức giảm sâu nhất của 2 trụ này đều chỉ lần lượt là 2,5% và 1,3%. Sau đó, tiền lớn đã nhập cuộc vào hấp thụ đáng kể lực bán ra.
Mức mở cửa đầu phiên hiện đang trở thành mức thấp nhất trong phiên bởi sau đó chỉ số đã dần được kéo về sát vùng tham chiếu. Tới 10h30, VN-Index chỉ còn giảm hơn 5 điểm xuống 1.159 điểm.

Nguồn Fiintrade.  
Khối ngoại đã không có động thái gia tăng đột biến nguồn cung cổ phiếu trên sàn để rút tiền về thị trường mẹ. Thay vào đó, hoạt động bán ròng vẫn diễn ra theo xu hướng các phiên gần đây. Giá trị bán ròng chỉ đang ở mức 135 tỷ đồng với VNM đứng đầu (-52 tỷ đồng). Và cũng giống như các phiên vừa qua, VNM hiện vẫn đang giữ được trạng thái lình xình đi ngang.
Sự chưa ổn định của nhóm trụ đang tạm thời đưa một số cổ phiếu Midcap và Penny vào cơ hội tăng giá. So với các phiên gần đây, nhóm này đang có sự trở lại sôi động hơn. RAL, PC1, NKG, HAH, TLH, POM thậm chí còn đang tăng trần trong đó NKG, TLH, POM là 3 mã gương mặt từ nhóm Thép. 
Đây là biểu hiện cho thấy cổ phiếu Thép vẫn đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư trong nước. Ngoài 3 mã trên, 2 ông lớn trong ngành là HPG (+0,91%), HSG (+2,52%) đều đang tăng khá tốt. Được biết, HPG vừa công bố kế hoạch sản xuất container với công suất 500.000 TEU/năm.
Với riêng HNX, THD (+5,1%) đã giao dịch với thanh khoản lớn hơn đáng kể trong khi vẫn đang tăng được trên 5%. Cùng thời điểm 10h30, mã này chỉ giao dịch được chưa đến 20 tỷ trong phiên ngày hôm qua. Còn ở phiên hôm nay, giá trị giao dịch đang tăng hơn 50%. Nhờ đó, HNX-Index đang có diễn biến tăng vượt trội so với HNX-Index, tăng 1,65% lên 250,25 điểm.


MAI HƯƠNG