33.9 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, 25/04/2024

HomeSPECIALĐích thực khoản nợ gần 400.000 tỷ đồng của Vingroup?

Đích thực khoản nợ gần 400.000 tỷ đồng của Vingroup?

1202

Mới đây, Tập đoàn Vingroup (Mã; VIC) công bố báo cáo soát xét bán niên 6 tháng đầu năm 2022. Một thông tin tài chính được giới đầu tư quan tâm đó là việc tập đoàn này đang có khoản nợ phải trả gần 400.000 tỷ đồng. Bản chất số nợ của Vingroup là thế nào?

> Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhận thù lao 0 đồng từ Vinhomes

DJI 0030 fixed2 mini 20190727T100030844048
Vincom Landmark 81 là cao ốc điểm nhấn ở TP.HCM thuộc tổ hợp dự án Vinhomes Central Park, một dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD, do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tân Liên Phát thuộc Vingroup làm chủ đầu tư

Theo báo cáo công bố, tổng nợ phải trả của Tập đoàn Vingroup tại ngày 30/6 là 396.914 tỷ đồng, chiếm 75% tổng nguồn vốn. Nếu xét về quy mô tuyệt đối, đây là số nợ lớn nhất của một công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tỷ lệ 75% cũng là một ngưỡng đáng quan tâm trên sàn.

Tuy vậy, bản chất của việc gia tăng quy mô nợ của Vingroup lại không phải là một tín hiệu tiêu cực như cách đại đa số nhà đầu tư nghĩ về khoản mục này trên báo cáo tài chính.

Làm rõ hơn bản chất của quy mô nợ từ Vingroup, nếu bóc tách những khoản nợ phải chịu áp lực trả lãi vay, tổng số nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn và trái phiếu hoán đổi của công ty là 166.589 tỷ đồng, tương đương 31,5% tổng tài sản. Đây là một cơ cấu thấp hơn nhiều công ty khác trong lĩnh vực bất động sản, công nghiệp.

phan tich bao cao tai chinh vingroup
Cơ cấu nợ phải trả của Tập đoàn Vingroup. Nguồn: Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022.

Thống kê trên đồng nghĩa rằng số nợ không phải chịu áp lực lãi vay của Tập đoàn Vingroup chiếm trên 40%.

Theo thuyết minh trên báo cáo tài chính, số tiền người mua trả tiền trước ngắn hạn tại ngày 30/6/2022 là 22.159 tỷ đồng, chủ yếu là khoản người mua trả trước theo các hợp đồng chuyển nhượng bất động sản của Tập đoàn.

Chi phí phải trả ngắn hạn là 33.388 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là trích trước chi phí xây dựng bất động sản và các tài sản khác và trích trước chi phí phát triển các bất động sản đã được bàn giao (24.469 tỷ đồng).

Phải trả ngắn hạn khác của Vingroup thời điểm cuối quý II gần 69.290 tỷ đồng, trong đó tiền thu từ các thỏa thuận đặt cọc và hợp đồng, thỏa thuận khác liên quan đến các dự án bất động sản (46.893 tỷ đồng), nhận góp vốn theo hợp đồng hợp tác đầu tư và linh daonh với các đối tác (11.792 tỷ đồng).

Như vậy, việc đang có một khoản lớn tiền khách hàng và đối tác trả tiền trước là một thông tin tích cực, cho tín hiệu ghi nhận doanh thu trong tương lai. Phía Vingroup cũng được bổ sung một dòng tiền lớn cho hoạt động kinh doanh.

Hệ quả là khoản tiền và tương đương tiền của Vingroup tăng đột biến trong nửa đầu năm nay, ghi nhận gần 42.209 tỷ đồng tại ngày 30/6, tương đương 8% tổng tài sản của Tập đoàn.

Thông tin thêm về khoản mục khác trong cơ cấu tài sản, tổng hàng tồn kho của Tập đoàn Vingroup tại ngày 30/6 gần 81.000 tỷ đồng. Việc tăng đột biến khoản mục này chủ yếu đến từ tăng chỉ tiêu Bất động sản để bán đang xây dựng liên quan đến dự án mới mở bán Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire.

Phía Vingroup cho biết, các sản phẩm từ dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire dự miến được bàn giao từ quý III, giúp hoàn thành mục tiêu đề ra ở mảng bất động sản.

Về kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm nay, tổng doanh thu thuần hợp nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 của Vingroup đạt 31.613 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do các dự án bất động sản đang trong quá trình xây dựng và sẽ được bàn giao nhiều trong tháng cuối năm.

Trong khi đó, các lĩnh vực còn lại đều ghi nhận sự hồi phục và tăng trưởng tốt như kinh doanh khách sạn và vui chơi giải trí tăng 80%, hay y tế và giáo dục tăng lần lượt 43,6% và 14% chủ yếu do các cơ sở đã hoạt động bình thường và khởi sắc so với cùng kỳ năm 2021.

Lợi nhuận trước thuế trong sáu tháng đầu năm 2022 đạt 3.487 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế đạt 1.065 tỷ đồng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến