JP Morgan điều chỉnh tăng ước lợi nhuận từ 8 – 11% cho 3 ngân hàng tư nhân ACB, TCB, VPB trong năm 2021 đồng thời tăng giá mục tiêu 12 tháng tới của 3 ngân hàng trên từ 22 – 25%.
JP Morgan đánh giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hấp dẫn nhất khu vực ASEAN: Gọi tên TCB, VPB và ACB

Ảnh minh họa.

Báo cáo của JP Morgan ra ngày 20/2/2021 đánh giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hấp dẫn nhất để nắm giữ trong khu vực (best sector to own in ASEAN).

Trong 4 cổ phiếu thuộc phạm vi nghiên cứu là TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, ACB (NHTM CP Á Châu), VPB (NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng) và VCB (NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam), JP Morgan đánh giá cao tiềm năng tăng giá của cổ phiếu TCB, sau đó đến ACB và VPB.

“Chúng tôi tin rằng các ngân hàng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng và ROE cao nhất trong khu vực ASEAN. Tăng trưởng GDP danh nghĩa cao và khả năng phục hồi trong 12 tháng qua cho thấy khả tăng trưởng tín dụng và thu nhập trong vài năm tới”, báo cáo JP Morgan nhận định. 

JP Morgan đánh giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hấp dẫn nhất khu vực Asean: Gọi tên TCB, VPB và ACB - Ảnh 1.
JP Morgan kỳ vọng GDP của Việt Nam tăng trưởng 8,2% năm 2021

Tổ chức này kỳ vọng tốc độ tăng trưởng EPS bình quân trong giai đoạn 2020-2023 của ngành ngân hàng Việt Nam đạt mức 16%. Điều này sẽ dẫn tới kỳ vọng giá cổ phiếu tăng từ 8-42% trong suốt năm, và có thể là cao hơn trong 3 năm tới. Do đó, mặc dù giá cổ phiếu ngân hàng đã tăng 11% so với đầu năm (cao hơn mức tăng của Vn-Index là 6%) và tăng 30% trong 3 tháng qua, ngành ngân hàng vẫn được khuyến nghị tăng tỷ trọng. TCB là cổ phiếu được yêu thích nhất, tiếp sau là ACB và VPB cũng có mức kỳ vọng tăng đáng kể.

JP Morgan đánh giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hấp dẫn nhất khu vực Asean: Gọi tên TCB, VPB và ACB - Ảnh 2.
Định giá của JP Morgan
JP Morgan đánh giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hấp dẫn nhất khu vực Asean: Gọi tên TCB, VPB và ACB - Ảnh 3.
Mức tăng EPS của ngành ngân hàng sẽ đạt 16% CAGR giai đoạn 2020-2023

JP Morgan kỳ vọng lợi nhuận trước trích lập dự phòng bình quân trong 3 năm tới của các ngân hàng nghiên cứu sẽ tăng khoảng 15%, điều này đến từ mức tăng hệ số NIM (biên lãi ròng) đạt 25 điểm cơ bản trong năm qua, và dư nợ cho vay tăng bình quân 19% trong giai đoạn 2020-2023. Thu nhập ngoài lãi sẽ tăng mạnh, dẫn đầu bởi doanh thu phí giữa các ngân hàng (trái phiếu tại TCB, bảo hiểm tại ACB và VCB, thanh toán tại VPB). 

Chi phí hoạt động sẽ tăng bình quân 19% CAGR trong 3 năm tới khi các ngân hàng tăng chi cho ngân hàng số. Việt Nam có số người dùng app ngân hàng hàng ngày tương đối cao (tính theo dân số) nhưng vẫn ở mức thấp trong khu vực châu Á. VPB, TCB và VCB có thị phần tải app cao đáng kể, cho thấy sức mạnh trong các dịch vụ kỹ thuật số của các ngân hàng này trong nước. Và JP Morgan kỳ vọng họ có thể khai thác tốt lợi thế này.

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay, mức chỉ tiêu áp dụng cho từng ngân hàng có thể cao hơn nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp và các ngân hàng cắt giảm lãi suất cho người vay. JP Morgan cho rằng TCB có vốn cao nhất (tỷ lệ CAR đạt 16,1%) và nợ xấu thấp nhất (0,5%), sẽ được cho phép tăng trưởng tín dụng đạt mức 20% trong giai đoạn 2020 – 2023.

JP Morgan đánh giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hấp dẫn nhất khu vực Asean: Gọi tên TCB, VPB và ACB - Ảnh 4.
ROE của ngành ngân hàng Việt Nam cao nhất khu vực
JP Morgan đánh giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hấp dẫn nhất khu vực Asean: Gọi tên TCB, VPB và ACB - Ảnh 5.
Chất lượng tài sản của 4 ngân hàng tương đối tốt, nợ xấu tăng ở mức tối thiểu.

Theo CafeF