29.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ Tư, 24/04/2024

HomeSPECIAL‘Khóa’ giá thịt lợn, làm mới các sản phẩm truyền thống… để...

‘Khóa’ giá thịt lợn, làm mới các sản phẩm truyền thống… để đẩy ‘bánh xe’ tiêu dùng trong nước

1158

Các chương trình bình ổn giá được tung ra giúp thu hút người tiêu dùng mua sắm trong dịp Tết. Ảnh: T.L.

Các chương trình bình ổn giá được tung ra giúp thu hút người tiêu dùng mua sắm trong dịp Tết. Ảnh: T.L.

“Tăng giá”, “cháy hàng” là những cụm từ gây áp lực cho người tiêu dùng trong mỗi mùa mua sắm cao điểm như dịp Tết Nguyên đán. Áp lực này càng gia tăng khi đời sống người lao động qua hai năm đại dịch vẫn còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong những tháng cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp phía Nam do thiếu đơn hàng đã cắt giảm giờ làm, giảm lao động khiến đời sống của nhiều lao động bị ảnh hưởng, làm chậm lại tốc độ tiêu dùng, nhất là tiêu dùng dịp cuối năm.

Trong khi đó, thị trường trong nước là một trụ cột quan trọng đối với các doanh nghiệp. Khi nhu cầu tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng, doanh nghiệp cũng trực tiếp bị tác động. Do đó, để kích cầu tiêu dùng nội địa, trong nhiều tháng qua, doanh nghiệp tung nhiều “chiêu” để hút người mua sắm.

Tập đoàn bán lẻ Central Retail, đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị GO!/Big C, Tops Market, cho biết lần đầu tiên áp dụng “khóa giá” với các sản phẩm thịt lợn chủ đạo như thịt ba rọi, thịt đùi, thịt vai, nạc dăm, sườn non, thịt cốt lết… (trừ sản phẩm của Meat Deli, Sagrifood, G-Kitchen), để bình ổn thị trường mặt hàng này.

“Mặt hàng thịt lợn có xu hướng tăng giá dịp cận Tết do các yếu tố đầu vào tăng. Chúng tôi đã chủ động đàm phán với các nhà cung cấp để cùng thực hiện chương trình “khóa giá”, tức bán không lợi nhuận đối với mặt hàng thịt lợn, một loại thực phẩm thiết yếu, giúp người dân dễ dàng mua được thịt lợn sạch với giá tốt nhất”, bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc truyền thông Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam cho biết.

Sau hơn 4 năm xuất khẩu, năm nay, Hợp tác xã Bún phở khô Khánh Linh (Hà Nam) quyết định quay trở lại chinh phục thị trường nội địa. Không còn coi thị trường nội địa là một thị trường dễ tính, các nhà sản xuất hàng hóa hiện nay cũng tích cực làm mới mình để phục vụ tốt hơn người tiêu dùng trong nước.

“Việc làm đầu tiên phải làm vẫn là nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng để thay đổi sản phẩm. Nếu người châu Âu chuộng sản phẩm bún sợi dày thì người Việt lại thích sản phẩm mỏng hơn. Dù chỉ là chi tiết đơn giản nhưng rất cần thiết để khách hàng biết và nhớ tới mình”, bà Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã Bún phở khô Khánh Linh chia sẻ.

Các nhà sản xuất hiện biết cách

Các nhà sản xuất hiện biết cách “chiều” người tiêu dùng nội địa với những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và túi tiền của người dân. Ảnh: T.L.

Dự báo nhu cầu mua sắm dịp Tết Nguyên đán 2023 tăng từ 15%-30%, TP.Hà Nội đã triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu từ tháng 5/2022 đến hết tháng 6/2023.

“Chương trình bình ổn thị trường hiện đã có sự tham gia của 32 đơn vị sản xuất, kinh doanh; cung ứng hàng hóa tới hơn 12.000 điểm bán trên toàn thành phố. Tổng giá trị hàng hóa khoảng 39.500 tỷ đồng (tăng 15% so với năm ngoái) sẽ được đưa ra thị trường để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân”, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương TP.Hà Nội cho biết.

Đặc biệt, nhiều hệ thống siêu thị đã tung ra các chương trình khuyến mại khủng để kích cầu tiêu dùng. Hệ thống siêu thị Co.opmart giảm giá 15% cho hơn 3 triệu giỏ quà Tết; giảm giá đến 50% cho hơn 12.000 nhu yếu phẩm, đặc sản Tết. Chuỗi siêu thị Nhật Bản Aeon dành ưu đãi 15%-30% cho nhiều mặt hàng như thực phẩm tươi sống (thịt bò, lợn, gia cầm, rau củ quả…), thực phẩm chế biến (bánh chưng, giò, chả…), thực phẩm khô (đồ hộp, hạt, bánh kẹo, nước uống…). Không những vậy, nhiều hệ thống bán lẻ còn cho biết sẽ mở cửa xuyên Tết để phục vụ khách hàng.

Bộ Công Thương cho biết đến thời điểm hiện tại, các hệ thống phân phối lớn đã hoàn tất kế hoạch tăng lượng hàng dự trữ, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu dồi dào, giá cả không có biến động lớn. Với trách nhiệm của cơ quan quản lý, Bộ Công Thương sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, tích trữ, nâng giá, không để đứt gãy nguồn cung hàng hóa.

Có thể thấy, đồng loạt các chương trình kích cầu tiêu dùng được thực hiện góp phần kết nối, tạo nguồn hàng ổn định giữa các nhà sản xuất nội địa với các hệ thống phân phối trên toàn quốc, đảm bảo giá cả tương đối ổn định, góp phần đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát. Dự kiến, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 tăng 21%, vượt mục tiêu tăng 8% so với kế hoạch của ngành.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến