35.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 19/04/2024

HomeTài Chính'Lộ diện' gam màu sáng - tối trong bức tranh tài chính...

‘Lộ diện’ gam màu sáng – tối trong bức tranh tài chính ngành ngân hàng quý cuối năm

1116

nh60

“Chốt sổ” kế hoạch cán đích sớm

Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) vừa có báo cáo uớc tính kết quả kinh doanh quý 3/2022 của 26 công ty trong phạm vi nghiên cứu. Trong đó, nhiều nhóm ngân hàng bắt đầu hé lộ lợi nhuận quý III/2022 và lũy kế 9 tháng đầu năm tăng trưởng bất chấp việc tăng lãi suất ngày càng nóng đang gây áp lực lên biên lãi ròng (NIM). 

Cụ thể, Vietcombank tạm dẫn đầu lợi nhuận quý 3, theo ước tính của SSI Research, ngân hàng này sẽ đạt 7,4~7,6 nghìn tỷ đồng tăng 29~33% so với cùng kỳ lợi nhuận trước thuế trong quý3/2022, được thúc đẩy bởi tăng trưởng dư nợ tín dụng và số dư huy động lần lượt là 15% và 3,5% so với đầu năm. 

Lợi nhuận ước tính cho năm 2022 và 2023 lần lượt là 34 nghìn tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ) và 41 nghìn tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ). 

Đứng thứ hai là BIDV, ước tính có thể ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 6 nghìn tỷ đồng tăng 120% so với cùng kỳ trong quý 3 năm 2022, được thúc đẩy bởi tăng trưởng dư nợ tín dụng và số dư huy động lần lượt là 10,5% và 2% so với đầu năm và NIM ổn định so với quý trước. 

Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của BIDV sẽ tiếp tục duy trì mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm trước khi chậm lại trong 6 tháng đầu năm 2023. Hiện tại, dự báo lợi nhuận trước thuế của BIDV cho năm 2022 là 21,2 nghìn tỷ đồng (tăng 56% so với cùng kỳ). 

VPBank đang đứng thứ ba trong danh sách này với lợi nhuận sau thuế dự báo đạt 20.582 tỷ đồng, sắp đuổi kịp Techcombank; Tiếp theo đó, MBBank đứng ở vị trí thứ 4 với lãi ròng dự báo đạt 17.874 tỷ đồng; ACB khoảng 13.500 tỷ đồng…

Có thể nói, một trong những lý do giúp kết quả kinh doanh vẫn khả quan trong quý III và 9 tháng đầu năm 2022 là cân bằng rủi ro tín dụng được lãnh đạo ngân hàng đẩy mạnh từ tháng 4/2022, khi các cơ quan chức năng chỉ đạo thắt chặt giám sát việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp…

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được dự báo tăng trưởng chậm cho đến ít nhất là sang năm sau, điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng và NIM trong nửa cuối năm nay của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp trong danh mục tín dụng ở mức cao.

Thực tế, hầu hết ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay bán lẻ kể từ quý II/2022 nhằm cân bằng rủi ro chất lượng tín dụng/tài sản và tối ưu NIM, điển hình như VIB, Techcombank, MB, HDBank, TPBank…

Cũng theo các ngân hàng, nhu cầu vay vốn, dịch vụ thanh toán và thẻ, gửi tiền của khách hàng trong quý 3 tiếp tục đà phục hồi bền vững. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp được nhận định ở mức cao hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và các tổ chức tín dụng khác. 

Trên cơ sở đó, các ngân hàng kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng tăng với tốc độ mạnh hơn trong quý 4 và cả năm 2022. Trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng tăng nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.

Tại kỳ điều tra được Ngân hàng Nhà nước tiến hành mới đây, dự báo cho quý cuối năm, có 70,4 – 75,9% ngân hàng kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn. Đa số các tổ chức tín dụng đều nhận định mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục tăng trong quý IV/2022 và cả năm 2022.

Cụ thể, có 59-61% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất tăng bình quân 0,37 điểm phần trăm  trong quý IV/2022 và 66-69% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất tăng bình quân 0,56-0,57 đpt trong năm 2022 (có 8-10% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất giảm). Trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng dự báo cả lãi suất biên và phí dịch vụ đều có xu hướng tăng nhẹ trong quý IV/2022 và cả năm 2022.

Về tăng trưởng tín dụng và huy động vốn: các tổ chức tín dụng kỳ vọng tín dụng năm nay tăng 14,9% và huy động vốn tăng 10.2%.

Thanh khoản hệ thống quý III/2022 được các tổ chức tín dụng nhận định tiếp tục duy trì ở trạng thái tốt Dự báo cả năm 2022, các tổ chức tín dụng tiếp tục kỳ vọng tình hình thanh khoản “cải thiện” so với năm 2021.

Lợi nhuận chưa phải là tất cả?

nh13

Dự báo lợi nhuận ngân hàng vẫn ổn định và có khởi sắc, cho thấy hoạt động của các tổ chức tín dụng đã tiệm cận dần với thông lệ quốc tế khi tín dụng chỉ là một phần bổ sung mang lại doanh thu. Các ngân hàng đã mở rộng nhiều hoạt động dịch vụ khác, góp phần giúp lợi nhuận tăng trưởng.

Đây là dấu hiệu đáng mừng, trong bối cảnh lãi suất huy động tăng từ đầu quý III, trong khi lãi suất cho vay hầu như không điều chỉnh và mức tăng không nhiều so với tốc độ tăng của lãi suất huy động. Song, nhìn nhận về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, trong câu chuyện lợi nhuận các tổ chức tín dụng cần phải nhìn đầy đủ các góc độ hoạt động tài chính – ngân hàng, chứ không thể chỉ nhìn vào con số bao nhiêu tỷ đồng.

Lo ngại này không phải không có cơ sở khi Chứng khoán VnDirect đã khá thận trọng với triển vọng ngắn hạn do những lo ngại về chi phí vốn tăng và tăng trưởng tín dụng hạn chế. Theo nhóm phân tích, với mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô hiện nay, sẽ ít có khả năng các ngân hàng thương mại được nhận thêm hạn mức tín dụng từ giờ cho đến hết năm. Bên cạnh đó, lãi suất huy động và lãi suất liên ngân hàng tăng nhanh sẽ gây áp lực lên chi phí vốn kể từ thời điểm này cho đến ít nhất là nửa đầu năm năm 2023.

Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, cung ứng tiền tệ đã cải thiện xấp xỉ 4% từ đầu năm đến nay và 10% so với cùng kỳ từ thời điểm cuối quý II/2022 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng hệ thống, dẫn đến chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng – huy động do lãi suất huy động kém hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác. Điều này sẽ gây áp lực lên thanh khoản của hầu hết các ngân hàng trong nửa cuối năm 2022

“Các ngân hàng cần phải tăng lãi suất huy động để giảm bớt áp lực về thanh khoản trong bối cảnh Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất hơn nữa vào cuối năm 2022. Trong khi đó, đồng USD tăng giá mạnh gây áp lực lên tỷ giá và lãi suất”, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, hiện nay định hướng điều hành của ngân hàng nhà nước là giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo lộ trình, kiểm soát chặt hơn việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cùng hạn mức tín dụng không còn nhiều dư địa trong các tháng cuối năm. Do vậy, mặc dù nắm giữ lượng lớn trái phiếu phát hành ra thị trường nhưng việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng có thể sẽ kỹ lưỡng và chọn lọc hơn.

Điểm đáng chú ý là chất lượng tài sản của các nhà băng đã phần nào giảm sút do những lo ngại của thị trường về nợ xấu gia tăng làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư đối với triển vọng ngành ngân hàng nửa cuối năm.

Thống kê từ VietstockFinance cho thấy, tổng nợ xấu tại 27 ngân hàng, tính đến cuối quý 2, chiếm gần 122 ngàn tỷ đồng trong tổng dư nợ, tăng 20% so với đầu năm. Có đến 10/27 ngân hàng ghi nhận tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên trên 100%. Đáng chú ý nhất là Vietcombank khi đưa tỷ lệ này lên mức gần 506%, trong khi một số nhà băng ghi nhận mức cao cũng quanh mốc 200% như BIDV (262%), MBB (221%), VietinBank (189%).

Mặt khác, trong lần tăng lãi suất điều hành gần đây nhất từ mức 7% lên mức 13%, nợ xấu nội bảng đã có mức tăng đột biến (gần gấp đôi). Tuy không thể nói tăng lãi suất là nguyên nhân cốt yếu dẫn đến tăng nợ xấu, song, chi phí vay gia tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của người đi vay, khiến lo ngại nợ xấu ngân hàng khó có thể “hạ cánh mềm” trong những tháng còn lại của năm 2022. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến