30.2 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, 25/04/2024

HomeThế GiớiĐiểm tin thế giới sáng 18/12: Tàu Nga hoạt động ‘mờ ám’...

Điểm tin thế giới sáng 18/12: Tàu Nga hoạt động ‘mờ ám’ ngoài khơi nước Mỹ; Ba Lan có thể phải rời EU vì cải cách tư pháp

1120

Điểm tin thế giới sáng 18/12: Tàu Nga hoạt động ‘mờ ám’ ngoài khơi nước Mỹ; Ba Lan có thể phải rời EU vì cải cách tư pháp

Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Tư (18/12) của Đại Kỷ Nguyên có những tin sau:

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1568069738254-0’); });

Tàu Nga hoạt động ‘mờ ám’ ngoài khơi nước Mỹ

Một tàu do thám Nga có tên Viktor Leonov đã “lảng vảng” ở vùng biển quốc tế ngoài khơi bờ biển thuộc bang South Carolina và Florida, Mỹ. Hai quan chức Hoa Kỳ nói rằng con tàu này có những hành vi “không an toàn”, theo bản tin hôm thứ Ba (17/12) của CNN.

Một quan chức Mỹ đã chỉ ra hành vi “không an toàn” và có gì đó mờ ám của tàu Viktor Leonov, theo vị quan chức này, tàu Nga không dùng đèn pha trong thời tiết có tầm nhìn thấp. Bên cạnh đó, Viktor Leonov cũng không đáp lại những tín hiệu chào xã giao từ các tàu thương mại hoạt động gần đó.

Một quan chức thuộc Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ nói rằng lực lượng này đang phát đi “Bản tin về thông tin an toàn hàng hải” để cảnh báo về sự hiện diện của tàu Nga. Trong khi đó, một quan chức Lầu Năm Góc cho biết, tàu USS Mahan của Hải quân Mỹ, một tàu khu trục lớp Arleigh Burke, đã được phái tới hoạt động bên cạnh tàu Nga.

Ba Lan có thể phải rời EU vì cải cách tư pháp

Ba Lan có thể phải rời EU nếu chấp thuận các đề xuất cải cách tư pháp mới, Tòa án tối cao Ba Lan cảnh báo, theo bản tin hôm thứ Ba (17/12) của BBC.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1568069755711-0’); });

Các đề xuất cải cách cho phép các thẩm phán bị miễn nhiệm nếu họ đặt câu hỏi về các điều chỉnh luật của chính phủ. Các thẩm phán đánh giá, các đề xuất này đe dọa tính ưu việt của khung luật pháp EU và có thể là một nỗ lực để bịt miệng hoạt động tư pháp ở Ba Lan.

Năm 2019 số phóng viên bị thiệt mạng khi tác nghiệp giảm

Bốn mươi chín nhà báo đã bị giết trong năm nay, 57 người đang bị bắt làm con tin và 389 hiện đang ở trong tù, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RWB) cho biết thông tin hôm thứ Ba (17/12), theo CNN.

Trong bài đánh giá thường niên, RWB cho hay, số lượng nhà báo thiệt mạng năm 2019 là thấp nhất kể từ năm 2003, đây là con số “thấp trong lịch sử” so với trung bình 80 nhà báo bị giết hại mỗi năm trong hai thập kỷ qua. Theo báo cáo của RWB, đã có 941 nhà báo bị giết trong 10 năm qua.

RWB lưu ý, mặc dù số phóng viên thiệt mạng trong các cuộc xung đột ở Syria, Iraq, Yemen và Afghanistan giảm so với những năm trước, số nhà báo chết ở các quốc gia không có chiến tranh vẫn “không thay đổi”.

Ngoại trưởng Mỹ công khai ủng hộ Mesut Ozil

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, hôm thứ Ba (17/12), đã lên tiếng ủng hộ cầu thủ Mesut Ozil của Arsenal sau khi cựu tuyển thủ Đức mạnh mẽ chỉ trích Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Ông Pompeo nói rằng Bắc Kinh có thể kiểm duyệt các trận bóng đá có sự xuất hiện của Ozil nhưng không thể che giấu hành vi vi phạm quyền, theo Reuters.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1568069773635-0’); });

“Các hãng truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể kiểm duyệt Mesut Ozil và các trận đấu của Arsenal suốt mùa giải, nhưng sự thật sẽ thắng thế”, ông Pompeo viết trên Twitter. “ĐCSTQ không thể che giấu các vi phạm nhân quyền thô bạo của họ chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các tín ngưỡng tôn giáo khác trên thế giới”.

Liên Hợp Quốc và các tổ chức nhân quyền ước tính có trên 1 triệu người, chủ yếu là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, đã bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt ở các trại cải tạo tại Tân Cương.

Thủ tướng Pakistan chỉ trích Ấn Độ về luật công dân mới

Thủ tướng Pakistan, Imran Khan, nói rằng hàng triệu người Hồi giáo sống ở Ấn Độ sẽ bị buộc rời đi vì luật công dân mới của nước này. Ông Khan cho biết, lệnh giới nghiêm đang được thực hiện ở vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý có thể làm nảy sinh “một cuộc khủng hoảng tị nạn chưa từng có”, theo Aljazeera.

Phát biểu tại Diễn đàn tị nạn toàn cầu tại Geneva vào thứ Ba (17/12), nhà lãnh đạo Pakistan cho biết đất nước của ông sẽ không thể tiếp nhận nhiều người tị nạn hơn và kêu gọi thế giới “chung tay ngay bây giờ” để giải quyết vấn đề phát sinh do luật công dân mới của Ấn Độ.

Tuần trước, Ấn Độ đã thông qua một đạo luật, sửa đổi một luật ban hành năm 1955, cho phép công dân của nước này “bài xích” các nhóm tín ngưỡng thiểu số như Ấn giáo, đạo Sikh, Phật giáo, Jains, Parsis và Kitô giáo đến từ Bangladesh, Afghanistan và Pakistan, tuy nhiên không đề cập tới Hồi giáo.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1568069792022-0’); });

Nguồn : https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-sang-18-12-tau-nga-hoat-dong-mo-am-ngoai-khoi-nuoc-my-ba-lan-co-the-phai-roi-eu-vi-cai-cach-tu-phap.html

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến