35 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, 18/04/2024

HomeKhácCuộc chơi mới của các nhà bán lẻ trong năm 2022

Cuộc chơi mới của các nhà bán lẻ trong năm 2022

1068

Các nhà bán lẻ đã ứng dụng công nghệ nhiều hơn trong đại dịch để tăng khả năng phục vụ khách hàng và tối ưu chi phí vận hành. Ảnh: T.L.

Các nhà bán lẻ đã ứng dụng công nghệ nhiều hơn trong đại dịch để tăng khả năng phục vụ khách hàng và tối ưu chi phí vận hành. Ảnh: T.L.

Động lực thay đổi ngành bán lẻ

Covid-19 đã thay đổi cơ bản bộ mặt của các nhà bán lẻ hàng hóa. Thay vì tập trung tổ chức hoạt động náo nhiệt thu hút khách tham quan, người mua sắm thì các nhà cung cấp đã chú ý đến việc kiến tạo không gian bán hàng thông thoáng, an toàn, đảm bảo đầy đủ các danh mục hàng hóa thiết yếu với giá cả bình ổn.

Tại Aeon Việt Nam, nhà bán lẻ đang sở hữu 290 cửa hàng, 38 trung tâm thương mại trên cả nước, cho biết để đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng cao trong dịp Tết 2022, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhà bán lẻ đến từ Nhật Bản đã chuẩn bị lượng hàng tăng khoảng 15% so với cùng kì năm ngoái; đồng thời duy trì nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch để đảm bảo không gian mua sắm an toàn đối với khách hàng: kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn, khai báo y tế, thường xuyên vệ sinh các khu vực và vật dụng nhiều người tiếp xúc…

Các trung tâm thương mại Vincom Retail trên toàn quốc cũng đồng loạt triển khai nghiêm ngặt biện pháp 5K phòng dịch đảm bảo an toàn. Đặc biệt, một số trung tâm thương mại Vincom đang thử nghiệm hệ thống Camera AI thông minh, hỗ trợ phát hiện và cảnh báo khách hàng không đeo khẩu trang, đồng thời cập nhật số lượng khách hàng tối đa được phép để đảm bảo giãn cách an toàn.

Bà Dương Thanh Tâm, Phó Chủ Tịch Tập Đoàn Lê Bảo Minh cho biết, dù nhu cầu tiêu dùng thiết yếu sẽ không thay đổi nhưng các tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp, lựa chọn hàng hóa và cách thức mua sắm thì thay đổi rất rõ nét.

Trước đây, tiêu chí mua sắm được yêu thích là những nơi cung cấp hàng hóa phong phú, đa dạng, không gian mua sắm náo nhiệt, đông vui với nhiều hoạt động giải trí thường thu hút nhiều khách hàng hơn, thì trong và sau đại dịch, các tiêu chí thay đổi rất nhiều và bị chi phối bởi 2 tiêu chí lớn nhất là an toàn và tiết kiệm.

Đối với hàng hóa, người tiêu dùng ưa chuộng những mặt hàng có nguồn gốc rõ ràng, an toàn chất lượng, có lợi cho sức khỏe, cũng như các mặt hàng khuyến mại.

Đối với cách thức mua sắm, người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có dịch vụ tiện lợi, đơn giản và tiết kiệm chi phí, thay vì chọn đơn vị có thương hiệu hay quy mô như trước kia.

Khi công nghệ bước chân vào cuộc chơi bán lẻ

Công nghệ sẽ tạo ra thế cạnh tranh mới cho các nhà bán lẻ trong năm 2022. Ảnh: T.L.

Công nghệ sẽ tạo ra thế cạnh tranh mới cho các nhà bán lẻ trong năm 2022. Ảnh: T.L.

Đặc biệt, đại dịch với sự phát triển của công nghệ đã góp phần thay đổi cơ bản bộ mặt của ngành bán lẻ. Công nghệ không chỉ giúp các nhà bán lẻ bắt kịp sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng mà còn giúp giảm thiểu chi phí vận hành của thương hiệu.

Trong năm 2021, doanh thu bán lẻ trên internet đã tăng 18%, tức hơn 27 tỷ USD, theo nghiên cứu từ Bambuup và NSSC. Điều này đặt ra đòi hỏi các nhà bán lẻ phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình từ bán hàng truyền thống sang bán hàng đa kênh, bắt nhịp chuyển đổi số.

Ông Huỳnh Lê Tấn Tài, Giám đốc công nghệ tại Kyanon Digital, đơn vị phát triển phần mềm số cho doanh nghiệp, cho biết các nhà bán lẻ hàng đầu hiện nay đều đang sử dụng công nghệ để cải thiện hiệu quả và tăng cường trải nghiệm khách hàng. Vì vậy các chủ doanh nghiệp đang điều hành chuỗi bán lẻ nên nghĩ đến công nghệ của mình để tìm cách cải thiện, nâng cấp và đừng ngại đón nhận công nghệ mới.

Thực tế cho thấy, trong năm 2021, rất nhiều công nghệ nổi bật đã được ứng dụng trong ngành bán lẻ như nhóm công nghệ bán lẻ tại điểm bán, công nghệ mua sắm online qua thiết bị di động phát triển theo hướng cá nhân hóa, sử dụng AI để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, cung ứng B2B, nền tảng quản trị giao nhận, vận tải đường bộ tự động… Điều này giúp các nhà bán lẻ vẫn có thể gia tăng 30-100% doanh thu so với trước dịch.

“Nếu trước đây, việc bố trí sản phẩm và quản lý đội ngũ bán hàng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của đội ngũ quản lý của ngành thì trong những năm gần đây việc áp dụng các công nghệ chuyển đổi số trong vận hành cửa hàng đã giúp đội ngũ quản lý hiểu rõ hơn về nhu cầu của người tiêu dùng thông qua dữ liệu thực tế, cũng như có thể lượng hoá chất lượng dịch vụ bán hàng chính xác hơn.

Trong những năm tới, các chuỗi bán lẻ Việt Nam sẽ tiếp tục tạo lợi thế cạnh tranh qua việc tăng cường áp dụng những công cụ chuyển đổi số và phân tích dữ liệu để tối ưu trải nghiệm khách hàng trong cửa hàng, trước khi tiến tới nâng cao trải nghiệm đa kênh”, ông Đỗ Trung Thông, Founder & CEO Palexy, đơn vị cung cấp giải pháp phân tích dữ liệu cho các đơn vị bán lẻ, chia sẻ.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến