28.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, 25/04/2024

HomeKhácÝ nghĩa gì nằm sau sự kiện giá trị vốn hóa của...

Ý nghĩa gì nằm sau sự kiện giá trị vốn hóa của Apple cán mốc 3 nghìn tỷ đô?

1223

Có lẽ đối với các chuyên gia thị trường, sự kiện quan trọng khi giá trị vốn hóa của Apple cán mốc 3 nghìn tỷ USD thực sự là một thời điểm hữu ích để họ tìm hiểu kỹ lại danh tính và bản chất kinh doanh của “Trái táo khuyết”, cũng như phần còn lại của những gã khổng lồ công nghệ Mỹ thường được gọi là Big Tech.

Với 3 nghìn tỷ USD, giá trị vốn hóa của Apple sẽ sánh ngang với nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới. Ảnh Shutter Stock

Với 3 nghìn tỷ USD, giá trị vốn hóa của Apple sẽ sánh ngang với nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới. Ảnh Shutter Stock

Các công ty vừa được đề cập bao lâu nay rất thông minh trong việc tạo ra sản phẩm, thậm chí còn sành sỏi hơn trong việc kiếm tiền. Đó là lý do lớn khiến “con đẻ” của Steve Jobs đạt giá trị tài chính cao như thế. Vậy siêu năng lực của Apple nằm ở đâu?

Với những tinh chỉnh ưu việt cấu trúc hoạt động cộng với việc tung ra hàng loạt sản phẩm mới đáng mong đợi, công ty đã kéo dài tuổi thọ đế chế iPhone của mình, vượt qua những thời điểm mà ai cũng nghĩ nó đã đến lúc suy tàn. Điều đáng lẽ ra là điểm yếu của Apple – sự phụ thuộc vào iPhone vào thời điểm điện thoại thông minh không còn bán chạy như tôm tươi nữa, hóa ra lại trở thành là nguồn sức mạnh. Có hiểu rõ những sai lầm đằng sau sự hưng thịnh của Apple ta mới vỡ lẽ điều mà các gã khổng lồ công nghệ như họ đã khiến cả thế giới tiêu dùng bị thao túng và khuất phục.

Nhà sản xuất iPhone đã vượt qua cột mốc 1.000 tỷ USD lần đầu tiên vào tháng 8/2018, và đạt 2.000 tỷ USD giá trị vốn hóa vào tháng 8/2020. Ảnh Getty Images

Nhà sản xuất iPhone đã vượt qua cột mốc 1.000 tỷ USD lần đầu tiên vào tháng 8/2018, và đạt 2.000 tỷ USD giá trị vốn hóa vào tháng 8/2020. Ảnh Getty Images

Ngay cả nhiều chuyên gia công nghệ nay cũng đã phải thú nhận họ đã từng có lúc đánh giá sai về Apple. Sáu năm trước, ngay khi tờ Bloomberg nhận định Apple đang dậm chân tại chỗ, thì chính từ thời điểm ấy doanh số bán hàng của nó đã tăng hơn 132 tỷ USD, gấp chừng ba lần so với Tesla.

Nghịch lý nằm ở chỗ thời gian gần đây rất nhiều người đâu còn mua smartphone thường xuyên như trước nữa! Nghĩa là suốt từ năm 2015 đến 2021, số lượng iPhone bán ra vẫn không hề nhúc nhích, bất chấp nhiều mẫu mã mới chào đời.

Về lý thuyết, việc người tiêu dùng mua ít điện thoại hơn nghe chừng sẽ bất lợi cho túi tiền của Apple. Nhưng thực ra công ty đã tìm được cách để bắt khách hàng phải chịu lệ thuộc, thúc đẩy người mua iPhone trả nhiều tiền hơn cho các tiện ích bổ sung. Đó chính là những thứ giúp smartphone trong tay họ trở nên hữu ích hơn, chẳng hạn như bao gồm đăng ký ứng dụng hẹn hò, tai nghe AirPods hay đồng hồ vi tính hóa.

Các đối thủ của Apple trong Câu lạc bộ nghìn tỷ đô la gồm có Microsoft, Amazon, Alphabet và Tesla. Ảnh Shutter Stock

Các đối thủ của Apple trong Câu lạc bộ nghìn tỷ đô la gồm có Microsoft, Amazon, Alphabet và Tesla. Ảnh Shutter Stock

Tất nhiên không chỉ một điều đó có thể giải thích hoàn toàn việc Apple đạt được giá trị vốn hóa 3 nghìn tỷ USD. Bởi thành thật mà nói, với các công ty công nghệ lớn, tiền lúc này không thuần mang ý nghĩa vốn từng có như xưa nay.

Giá trị tài chính gia tăng nằm ở chỗ sự hào hứng của người dùng nay tiếp tục đổ dồn vào các sản phẩm đa dạng khác của Apple, từ máy tính, ô tô không người lái, phần mềm thông minh, trí tuệ nhân tạo hay siêu thị AI… chứ không chỉ riêng mỗi iPhone. Cứ thế từng ấy thứ lại khiến Apple trở nên giàu có hơn nữa.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến