30 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, 27/04/2024

HomeKhácNgành chăn nuôi cần biến thách thức thành cơ hội

Ngành chăn nuôi cần biến thách thức thành cơ hội

1128

 Còn nhiều thách thức

Việt Nam hiện nay vẫn còn khoảng gần 45% cơ sở chăn nuôi và 47% sản lượng chăn nuôi nằm ở khu vực nông hộ, trang trại – nơi thường gặp nhiều rủi ro về dịch bệnh, thị trường. Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT),  trong bối cảnh biến đổi khí hậu phức tạp, các loại bệnh dịch mới ngày càng phát triển và bùng phát mạnh như: cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, tả lợn châu Phi…, thách thức đặt ra là vừa phải phát triển chăn nuôi đảm bảo an ninh thực phẩm cho người dân, đồng thời phải phát triển chăn nuôi an toàn theo hướng VietGAP, GlobalGAP, hướng tới nền chăn nuôi hữu cơ, sinh thái.

Ông Dương Tất Thắng – Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, thức ăn chăn nuôi chiếm từ 60 – 70% giá thành sản phẩm. Mỗi năm, Việt Nam sử dụng hết 35 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhưng chúng ta mới chỉ tự chủ được khoảng 13 triệu tấn (chiếm 37%), còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, nếu không nhanh chóng tự chủ được nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước thì ngành chăn nuôi khó phát triển bền vững.

Mỗi năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hơn 60% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Mỗi năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hơn 60% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Bà Rungphech Chitanuwat Rose, Giám đốc công ty Informa Market khu vực Asean cho rằng, Việt Nam có nhiều tiềm năng về đất đai và nguồn lực để phát triển ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh được ở thị trường xuất khẩu, việc áp dụng khoa học công nghệ là rất cần thiết, bởi các thị trường nhập khẩu hiện nay đang có rất nhiều yêu cầu khắt khe về nguồn gốc xuất xứ, quy trình nuôi trồng, sản xuất hay vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc cạnh tranh ngày càng lớn về giá, về chất lượng, đa dạng sản phẩm chăn nuôi giữa các nước phát triển nông nghiệp cũng là một thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi Việt Nam.

Biến thách thức thành cơ hội

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Việt Nam hiện đang có hơn 80 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, với tổng vốn 2,2 tỷ USD. Các dự án này đang tập trung vào mảng thức ăn chăn nuôi; chăn nuôi lợn, gà, bò; giết mổ, chế biến; xử lý môi trường… Song song với đó, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước cũng đã bắt đầu chú ý đến lĩnh vực này như: Masan, Dabaco, Tân Long, Trường Hải, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai…

Việc ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt áp dụng công nghệ cao, quy mô lớn, theo chuỗi khép kín, đặc biệt là có chế biến sâu trong ngành chăn nuôi, sẽ tạo ra bước chuyển dịch mạnh mẽ trong việc đảm bảo cung ứng về số lượng cho thị trường trong nước cũng như các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu ra nước ngoài.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi chia sẻ, việc thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu hiện nay trong ngắn hạn là “nhiệm vụ bất khả thi”, tuy nhiên, mỗi năm chúng ta có khoảng gần 157 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp từ cây trồng, gia súc, gia cầm, lâm nghiệp và thuỷ sản. Ở góc độ nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn gắn với tăng trưởng xanh, chúng ta có thể tận dụng lại nguồn phụ phẩm này làm thức ăn chăn nuôi, vừa để giảm áp lực nhập khẩu nguyên liệu, vừa hạn chế được xả thải ra ô nhiễm môi trường.

Đối với chăn nuôi nông hộ, ông Chinh nhấn mạnh: “Nông dân chăn nuôi nhỏ, lẻ muốn đứng vững buộc phải liên kết với nhau để tăng sức mạnh, trở thành thành viên tổ nhóm, hợp tác xã hoặc liên kết với các doanh nghiệp”.

Bà Rungphech Chitanuwat Rose, Giám đốc công ty Informa Market khu vực Asean.

Bà Rungphech Chitanuwat Rose, Giám đốc công ty Informa Market khu vực Asean.

Nêu giải pháp, bà Rungphech Chitanuwat Rose khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam phải hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường, bởi sống xanh và tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng ở các quốc gia phát triển.

Và dù là cơ hội hay thách thức thì các chuyên gia đều nhấn mạnh, việc đầu tiên và quan trọng nhất là cần phải nhanh chóng xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, hành lang pháp lý cũng như các chính sách hỗ trợ phù hợp để có thể theo dõi, điều chỉnh, kiểm soát hay thu hút các doanh nghiệp tham gia sâu, rộng vào ngành chăn nuôi…

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến