34.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 26/04/2024

HomeNgười Tiêu DùngSản phẩm quá nhỏ thì ghi nhãn hàng hóa thế nào?

Sản phẩm quá nhỏ thì ghi nhãn hàng hóa thế nào?

1102

Sản phẩm quá nhỏ thì ghi nhãn hàng hóa thế nào?

Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người nhận biết

Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về nhãn hàng hóa áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân có liên quan.

Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;

Theo đó, Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;

Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa; Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu;

Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại bao bì trực tiếp và bao bì ngoài;

Nhãn hàng hóa còn phải thể hiện rõ định lượng của hàng hóa thể hiện bằng đơn vị đo lường hoặc theo số đếm hàng hóa; ngày sản xuất; Hạn sử dụng hoặc hạn dùng. Ngoài ra trên nhãn hàng hóa còn phải có thông tin hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo nguy hại, cách xử lý khi xảy ra sự cố nguy hại

Sản phẩm quá nhỏ thì ghi nhãn hàng hóa thế nào?

Có nhiều loại sản phẩm quá nhỏ, việc ghi nhãn hàng hóa ra sao để đảm bảo quy định của pháp luật

Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất và tiêu dùng, có nhiều loại sản phẩm quá nhỏ, việc ghi nhãn khó lòng đảm bảo đầy đủ các tiêu chí theo quy định.

Theo khản 3 Điều 10 Nghị định số 43/2017 Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung theo quy định thì phải ghi những nội dung bắt buộc gồm tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa. Những quy định khác như các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế thì việc thể hiện những nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này gồm số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế; số lô hoặc số sê ri của trang thiết bị y tế; ngày sản xuất, hạn sử dụng: Trang thiết bị y tế tiệt trùng, sử dụng một lần, thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, hóa chất phải ghi hạn sử dụng.

Các trường hợp khác ghi ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng; thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cơ sở bảo hành: Có thể được thể hiện trực tiếp trên nhãn trang thiết bị y tế hoặc ghi rõ hướng dẫn tra cứu các thông tin này trên nhãn trang thiết bị y tế.

 

Nguồn : https://tieudung.vn/bao-ve-ntd/san-pham-qua-nho-thi-ghi-nhan-hang-hoa-the-nao-52876.html

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến