28.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, 27/04/2024

HomeNgười Tiêu DùngTPHCM và Đồng bằng sông Cửu Long: Cùng nắm bắt cơ hội...

TPHCM và Đồng bằng sông Cửu Long: Cùng nắm bắt cơ hội phát triển du lịch

1150

Nhiều thách thức trong giai đoạn mới

Theo bà Bùi Thị Ngọc Hiếu – Phó giám đốc Sở Du lịch TPHCM, mặc dù ngành DL trên cả nước đã khởi động lại hoạt động và đạt kết quả khả quan về lượng DK nội địa, nhưng DL của TPHCM và vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều thách thức trong giai đoạn mới – giai đoạn tăng tốc phát triển sau khi phục hồi.

Lượng khách quốc tế đến VN nói chung chưa cao so với các nước trong khu vực (KV): Việt Nam chỉ đón được khoảng 2,7 triệu lượt khách quốc tế, trong khi Thái Lan đón 7,56 triệu lượt, Singapore đón 3,74 triệu lượt, Malaysia đón 4,5 triệu lượt, dù VN tổ chức lại hoạt động DL và dỡ bỏ các biện pháp xét nghiệm Covid-19 sớm hơn các quốc gia khác trong KV. Mặt khác, sản phẩm (SP) DL và các chương trình kích cầu DL của VN nói chung, ĐBSCL nói riêng chưa mới và vẫn chưa thực sự hấp dẫn, trong khi nhiều nước trong KV có nhiều chương trình kích cầu DL hấp dẫn, tác động đến sức cạnh tranh của thị trường VN đối với DK quốc tế. Các chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp (DN) khôi phục hoạt động cũng chưa thực sự hiệu quả.

Bên cạnh đó, các chương trình quảng bá, xúc tiến của cơ quan quản lý nhà nước sau đại dịch Covid-19 tại các thị trường còn ít, dẫn đến thông tin chính thức về chính sách mở cửa DL Việt Nam đến khách quốc tế chưa đầy đủ.

Phát huy vai trò liên kết

Thực tế đó đòi hỏi TPHCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL, với lợi thế thỏa thuận liên kết, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc hợp tác giữa các tỉnh thành; tập trung vào những chương trình như tăng cường xây dựng các SP liên tuyến giữa các địa phương. Điểm đặc biệt là những SP liên tuyến cần phải mới hơn, đặc sắc hơn, hấp dẫn hơn. Cùng với đó tăng cường hoạt động giới thiệu SP, dịch vụ mới giữa các tỉnh thành trong liên kết đến với DN và DK thông qua các kênh thông tin quảng bá của 14 tỉnh thành và các kênh thông tin đại chúng.

6a 5050

Rừng tràm Trà Sư, điểm du lịch hấp dẫn ở An Giang Ảnh: CTV

Công tác quảng bá thương hiệu DL vùng đến các thị trường trong nước thông qua các hoạt động xúc tiến, quảng bá DL của các địa phương để thu hút dòng khách từ các tỉnh, thành khác đến trải nghiệm những chương trình DL liên kết của vùng cũng phải được đẩy mạnh.

Các tỉnh, thành cũng cần phối hợp tổ chức hoạt động về xúc tiến mời gọi đầu tư DL vào TPHCM cùng 13 tỉnh, thành ĐBSCL và 5 tỉnh Đông Nam Bộ. Song song với đó tăng cường hoạt động kết nối giao thương giữa DN du lịch, DN cung ứng dịch vụ của 14 tỉnh thành phố trong liên kết. TPHCM và các tỉnh ĐBSCL cũng phải tăng cường công tác phối hợp trên lĩnh vực quản lý nhà nước để cùng nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển DL chung của vùng và đề xuất với Chính phủ, các bộ ngành điều chỉnh cơ chế chính sách phát triển DL chung của VN cho phù hợp với tình hình thực tiễn và xu hướng phát triển của DL, như quy định về miễn thị thực, thị thực điện tử…

Theo ông Trần Anh Thư – Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, An Giang là vùng đất duy nhất của 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL có núi giữa đồng bằng, sở hữu các giá trị tài nguyên DL văn hóa mang tính hấp dẫn cao gắn liền với đời sống tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa đã sinh sống lâu đời tại địa phương. Nhiều giá trị văn hóa ở An Giang có tính vượt trội nổi bật so với các địa phương khác trong vùng, như tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam (Châu Đốc), nền văn hóa cổ đại Óc Eo – Ba Thê (Thoại Sơn), Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Long Xuyên)… Năm 2022, An Giang đón hơn 7,3 triệu lượt khách đến tham quan, DL, doanh thu ước tính đạt hơn 4.600 tỷ đồng.

Với 15 khu, điểm tham quan DL, An Giang mong muốn tìm thêm nhiều đối tác, thu hút nhiều DK hơn nữa; đồng thời hỗ trợ tạo điều kiện giúp các DN du lịch, khu điểm DL địa phương có thể gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển với các DN du lịch trên toàn quốc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến