VNM đã bị bán ròng đặc biệt mạnh trong phiên hôm nay trong chuỗi phiên rút tiền của khối ngoại kể từ ngày 8/2. Dù vậy, với vị thế cổ phiếu đầu ngành VNM vẫn đang khá vững vàng và đảm bảo cho VN-Index giữ được một phiên đi ngang.
Chứng khoán 25/2: VNM bị bán ròng 9 phiên liên tiếp vẫn giữ được nền giá

Phiên chiều tiếp tục được khối ngoại lựa chọn để bán ra. Nhưng như đã lưu ý, các mã bị bán ra đều được tiền nội hấp thụ lại. VNM (-233 tỷ đồng) bị bán ra mạnh nhất và là phiên bán ròng thứ 9 liên tiếp kể từ 8/2. Đây cũng là phiên bán ra mạnh nhất trong chuỗi rút tiền của khối ngoại. Diễn biến giá của VNM vẫn đảm bảo được nền giá trước đó, cuối phiên VNM chỉ giảm 1,13%.
Còn PLX (+1,92%) thậm chí còn đang tăng giá khá tốt hôm nay dù cho là mã bị bán ròng mạnh thứ 2. 
Việc đối mặt với áp lực cung ngắn hạn từ khối ngoại không làm lay chuyển nhiều tới thị trường nên được xem ;à diễn biến tích cực của thị trường.
Cùng với đó trong rổ VN30, VJC (+2,4%), MWG (+1,4%), HPG (+1,3%), GAS (+1,2%), FPT (+1,1%), MBB (+1,1%) cũng đã kết phiên với mức tăng tốt. Phản ứng của VJC còn cho thấy tiền không bỏ lỡ cơ hội giải ngân vào cổ phiếu Hàng không khi lô vaccine đầu tiên đã về Việt Nam.
VN-Index bất chấp các rung lắc nhẹ cuối cùng vẫn đóng cửa trong sắc xanh, tăng 3,42 điểm lên 1.165,43 điểm. Thanh khoản đạt 510,43 triệu đơn vị, tương đương 13.350 tỷ đồng.
Còn HNX-Index do không bị trói buộc từ tiền ngoại lẫn giới hạn về hệ thống đã có phiên tăng tới 3,49% lên 246,2 điểm. Ngoài THD kéo chỉ số, PVS (+3,2%) cũng đang trở lại đáng chú ý. Thanh khoản của sàn đạt 115,46 triệu đơn vị, tương đương 1.912 tỷ đồng.
Với UPCoM, BSR (+2,5%), MSR (+2,8%), LTG (+3,8%) đều khả quan trong top các cổ phiếu giao dịch mạnh nhất sàn. Chỉ số UPCoM-Index tăng 0,34% lên 76,48 điểm. Thanh khoản sàn đạt 51 triệu đơn vị, tương đương 760,95 tỷ đồng.
=================
Cuối phiên sáng, một nhịp nhúng nhẹ lại đưa VN-Index quay lại với sắc đỏ. Tuy nhiên, cũng giống như nhịp kéo lên, thị trường không thực sự có một cổ phiếu định hướng nào. Áp lực giảm của các mã VNM (-0,7%), VHM (-0,8%) VPB (-1,6%) chỉ đơn giản là đang nhỉnh hơn so với lực đẩy của VIC hay PLX.
Riêng việc 2 cổ phiếu VHM và VIC dù cùng trong một gia đình nhưng lại trái chiều nhau đã cho thấy tiền lớn thực sự chưa có ý định rõ ràng trong sáng nay.
Ưu tiên có lẽ vẫn đang là chờ khối ngoại phải kết thúc hoạt động cơ cấu. Điều này thực tế là không hề thừa thãi bởi khối này đã quay sang bán ròng cuối phiên sáng. Mã trọng điểm đang bị bán ra vẫn là VNM (-115 tỷ đồng). Như vậy, trong vòng 1 tiếng còn lại của phiên sáng, khối ngoại đã đẩy ra lượng cổ phiếu xấp xỉ 1 tiếng rưỡi trước đó.
Chỉ số VN-Index đang giảm 1,07 điểm xuống 1.160,94 điểm. Thanh khoản đạt 300,34 triệu đơn vị, tương đương 7.792 tỷ đồng.
Với HNX-Index mức tăng trên 3% vẫn được đảm bảo nhờ THD. Chỉ số này đang tăng 3,03% lên 245,09 điểm. Thanh khoản sàn đạt 77,43 triệu đơn vị, tương đương 1.259 tỷ đồng.
===================
Đêm qua, chứng khoán Mỹ đã quay lại lập kỷ lục mới. Dow Jones tăng 424,51 điểm (tương đương 1,4%) lên mức đóng cửa cao kỷ lục 31,961.86 điểm, nhờ nhóm cổ phiếu năng lượng, công nghiệp và tài chính. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 1% và S&P tăng 1,14%.
Thực tế, các thị trường châu Á và châu Âu cũng đều tăng nhẹ trong 2 phiên gần đây bất chấp lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng đang xuất hiện trong tâm lý giao dịch của giới đầu tư toàn cầu.
Biến động trên ít nhất vẫn đảm bảo thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có rủi ro từ tình hình quốc tế. Các diễn biến bán ròng của khối ngoại trong liên tiếp các phiên gần đây do vậy chỉ mang tính thời điểm, chịu ảnh hưởng từ hoạt động cơ cấu của các quỹ đầu tư theo MSCI thị trường cận biên.
nn252 zucl

 Nguồn Fiitrade.
Hiện thị trường sẽ chỉ còn lại phiên cuối tuần ngày mai để các quỹ hoàn tất hoạt động cơ cấu tháng 2. Tuy nhiên, đầu phiên sáng, dòng tiền ngoại đã có chuyển biến khả quan dù họ mua ròng chưa nhiều. Giá trị mua ròng lúc 10h đã đạt gần 40 tỷ đồng. Khối này chủ yếu chỉ còn bán ra VNM với giá trị trên 60 tỷ đồng.
Tuy vậy, VNM vẫn đang được tiền nội kiểm soát khá tốt giá nên chỉ giảm 0,7%, mức giảm không đáng kể. Còn các mã trụ như VHM (-0,3%), VIC (+0,4%) sau một phiên nắn gân nhà đầu tư đang giao dịch khá cân bằng. 
vicvcblead uefn

Nguồn Fiintrade.  
Rung lắc vì vậy chỉ xuất hiện đầu phiên sáng với biên độ không đáng kể. Chỉ số thậm chí còn chưa chạm vào ngưỡng 1.150 như kỳ vọng của nhiều CTCK để nhà đầu tư có thể giải ngân “bắt hàng” giá thấp.
Tạm thời, diễn biến của các Midcap lẫn Penny vẫn chưa được cởi trói. Các trường hợp cá biệt như RAL (+6,9%), CRC (+6,77%), TLH (+6,8%) đều phải đi kèm với các thông tin hỗ trợ nội tại.
Chỉ số VN-Index tính đến 10h, VN-Index đang tăng nhẹ lên 1.164 điểm. Thanh khoản ghi nhận ở mức cao hơn so với phiên hôm qua khi đạt hơn 5.600 tỷ đồng.
thd252 ywdl

 Nguồn Fiintrade.
Còn HNX đang tạo bất ngờ rất lớn khi có sự tiếp sức của THD (+10%). Mã này còn chưa giao dịch tới 20 tỷ đồng nhưng nhờ vị thế vốn hóa đứng đầu sàn đang kéo chỉ số tăng đầy đột biến. HNX-Index tăng tới hơn 3% lúc 10h30 lên 245 điểm.


MAI HƯƠNG