Là cổ phiếu sở hữu 2 nhóm ngành nóng là Khu Công nghiệp và Vật liệu xây dựng, KSB đã được nhà đầu tư tìm đến và đem đến thành quả đầu tư chỉ trong vòng 6 tuần.
[Cổ phiếu nổi bật tuần] KSB đã tăng 49,5% trong vòng 6 tuần

Ảnh minh họa.
Cổ phiếu liên tục tăng trong 5/6 tuần gần nhất
Tuần đi ngang vừa qua của VN-Index diễn ra đầy khó chịu. Ưu thế của nhóm Midcap và Penny đã tỏ ra thuyết phục nhà đầu tư hơn trong bối cảnh dòng tiền ngại giải ngân vào Bluechip.
KSB là một trường hợp điển hình giúp cho danh mục của nhà đầu tư tránh bị điều chỉnh theo Bluechip khi đã có tuần tăng 5,3%. 
iqnqm79l wpes

 Diễn biến giá của KSB.
Tính xa hơn, KSB đã có tới 5/6 tuần tăng giá, tăng 49,5% từ mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu lên 29.900 đồng/cổ phiếu. Qua đó, KSB đã vượt đỉnh tháng 6 – mức giá 29.000 đồng/cổ phiếu.
Trước mắt, KSB sẽ gặp kháng cự khá mạnh ở 30.500 đồng/cổ phiếu và hoàn toàn có thể sẽ chưa thể vượt qua ngay.
Thanh khoản của KSB trong các phiên gần đây đã xuống dưới bình quân 20 phiên cho thấy, cầu mua vào đang ngày càng do dự và rất có thể lượng cung tích tụ trước đó sẽ buộc cổ phiếu sẽ phải dần điều chỉnh khi lực tăng cũng đang dần yếu đi.
Doanh nghiệp sở hữu 2 ngành “hot” là Khu Công nghiệp và vật liệu xây dựng
Các cổ phiếu Khu Công nghiệp và Vật liệu xây dựng đã tăng mạnh từ sau khi COVID-19 bùng phát. Và điểm đặc biệt là cả 2 ngành này đều là những mảnh kinh doanh cốt lõi của KSB.
Năm 2019, doanh thu và lãi ròng của KSB đạt 1.314 tỷ đồng (+12%) và 330 tỷ đồng (+1%) còn nửa đầu năm 2020, doanh thu đạt 693 tỷ đồng (+17,9% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 158 tỷ đồng (+3,9% so với cùng kỳ).
Được biết, doanh thu kinh doanh đất đã phát triển cơ sở hạ tầng ghi nhận một lần tăng mạnh từ 98 tỷ nửa đầu 2019 lên 257 tỷ nửa đầu 2020. Trong khi đó, chi phí lãi vay tăng 65% so với cùng kỳ nguyên nhân đến từ việc thay đổi cơ cấu nợ vay trả nợ vay ngắn hạn 500 tỷ (trái phiếu đến hạn phải trả) và vay nợ vay dài hạn 300 tỷ đến việc phát hành trái phiếu.
ksb kqkd 2020 09 14 beqc
Doanh thu từ khai thác mỏ Tân Đông Hiệp chiếm 31% doanh thu năm 2019 với 2,27 triệu m3 đã được khai thác. Tuy nhiên, năm 2020 KSB không còn được khai thác mỏ Tân Đông Hiệp, chỉ còn một phần lượng hoàn nguyên từ dự án này. Ước tính năm 2020 thì KSB có thể khai thác được 1,13 triệu m3 đá. KSB đang đẩy nhanh tiến độ xin giấy phép mỏ Tam Lập quy mô gần 10 triệu m3 để bù đắp Mỏ Tân Đông Hiệp.
Hiện tại sau mỏ Tân Đông Hiệp thì mỏ đá Phước Vĩnh và Tân Mỹ là 2 mỏ đá lớn nhất tính tới hiện tại của KSB với công suất tối đa khai thác được cấp phép tại 2 mỏ này đạt 2,7 triệu m3 với trũ lượng khai thác còn lại hơn 22 triệu m3 đá với thời gian cấp phép lần lượt 01/2023 và 08/2029.
Năm 2020, KSB dự kiến sẽ cho thuê 45 ha của Khu Công nghiệp đất cuốc (Bắc Tân Uyên, Bình Dương). KSB sẽ tiếp tục đầu tư phát triển Khu Công nghiệp Đất Cuốc tạo quỹ đất cho thuê trong những năm tới. Tổng quy mô cho toàn bộ dự án đạt mức 553 ha.
Năm 2020, MAS dự báo doanh thu và lãi ròng đạt 1.248 tỷ đồng và 272 tỷ đồng, lần lượt giảm 5% và 18,6% so với cùng kỳ.
Mảng khai thác khoáng sản dự báo doanh thu chỉ đạt 791 tỷ đồng, giảm 15% cùng kỳ chủ yếu do đà giảm từ Mỏ Tân Đông Hiệp. Còn mảng Khu Công nghiệp kỳ vọng doanh thu 434 tỷ đồng, tăng 10% cùng kỳ nhờ giá cho thuê dự báo tăng so vơi cùng kỳ, cũng như biên lợi nhuận tăng từ 28,8% lên 31,4% riêng mảng Khu Công nghiệp. 
Việc phát hành 300 tỷ trái phiếu không chuyển đổi với kỳ hạn 3 năm và lãi suất 11% cho 2 kỳ đầu tiên sẽ khiến cho chi phí tài chính dự kiến ở mức 92 tỷ đồng và tăng 21,4% so với cùng kỳ.
Vấn đề cần lưu ý là KSB không có giải trình cụ thể về khoản “Ủy thác đầu tư” lên đến 1.326 tỷ đồng, tương đương gần 93% vốn chủ hữu tính tới cuối quý II/2020 trong giải trình báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, khoản mục này được Công ty đề cập trong ĐHĐCĐ là khoản mục Công ty dùng để M&A doanh nghiệp để phát triển mỏ đá mới.


MAI HƯƠNG