34.5 C
Ho Chi Minh City
Chủ Nhật, 19/05/2024

HomeSPECIALNăm 2023, lợi nhuận ngân hàng sẽ kém tích cực?

Năm 2023, lợi nhuận ngân hàng sẽ kém tích cực?

1259

Khá nhiều nhà băng đã có mức lợi nhuận cao trong quý 4/2022 theo dự phóng lợi nhuận của SSI Research.

Cụ thể, BID được kỳ vọng sẽ đạt mức lợi nhuận lên tới 5,4 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trong quý, tăng 88-90% so với cùng kỳ năm 2021, cùng đó mức tăng trưởng tín dụng và huy động vốn được dự đoán lần lượt đạt 12,7% và 9% vào cuối năm.

Trong khi đó, STB được cho là sẽ đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 1,9 nghìn tỷ đồng, với mức tăng 63,5% so với cùng kỳ, góp phần đưa kỳ vọng lợi nhuận trước thuế cho cả năm 2023 đạt 11,5 nghìn tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Ngân hàng VCB được dự đoán có thể đạt lợi nhuận trước thuế trong năm 2022 là hơn 37 nghìn tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ, theo đó trong quý 4/2022 là hơn 12 nghìn tỷ đồng tăng 56% so với cùng kỳ.

Ngược với bức tranh sáng của nhiều nhà băng, khá nhiều ngân hàng lại có kết quả kinh doanh trong quý được dự đoán bị chậm lại. Như OCB, lợi nhuận trước thuế trong quý ước tính sẽ giảm hơn 22% so với cùng kỳ. Hay MBB, quý 4 ước tính lợi nhuận cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ, mặc dù vậy cho cả năm 2022 vẫn được nhận định sẽ ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế tăng 36% so với cùng kỳ.

Lãi suất tăng cao, cùng đó là sự siết chặt hơn nguồn tín dụng cho bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp đang khiến cho một số nhà băng gặp khó. Theo FiinTrade, các nhà băng đang chứng kiến sự tăng trưởng tín dụng không có sự đột biến trong quý 4 (toàn hệ thống chỉ tăng 14,5% thấp hơn so với room được cấp 16%) và đây được coi là chỉ báo kém tích cực sẽ tác động không nhỏ đến mức tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng trong năm 2022.

Bước sang năm 2023, lợi nhuận ngành ngân hàng tiếp tục được dự đoán cũng sẽ không mấy tích cực khi mà tăng trưởng tín dụng, NIM hay nợ xấu đều đang đặt ra các thách thức.

Theo các chuyên gia từ VCBS, mức tăng trưởng tín dụng cho năm 2023 chỉ ở mức 13-15%, tức không có nhiều đột phá so với năm 2022, trước áp lực từ các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tỷ giá hay bất ổn chính trị trên thế giới.

NIM của các nhà băng cũng sẽ chịu mức điều chỉnh giảm từ quý 4 năm nay cho đến nửa đầu năm 2023, đặc biệt với các ngân hàng nhỏ khó khăn về thanh khoản, trong khi nhóm ngân hàng có lợi thế về CASA, tiếp cận được nguồn vốn vay nước ngoài giá rẻ sẽ chịu ít áp lực hơn. 

Trong khi đó, “nợ xấu lại có xu hướng gia tăng do sự đóng băng của thị trường bất động sản và tăng trưởng kinh tế chậm lại”, VCBS cho biết. điều này buộc các tổ chức tín dụng có thể ghi nhận các khoản nợ xấu tăng nhanh trong 2023, cùng đó là áp lực trích lập dự phòng cao dần trong trong nửa đầu năm 2023. Rủi ro đang thuộc về các nhà băng có tỷ trọng cho vay bất động sản cũng như trái phiếu doanh nghiệp ở mức cao, hay các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp.

Nhìn chung, theo VCBS, toàn ngành ngân hàng được dự báo giảm tốc trong năm 2023 với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt khoảng 10%, trong đó có sự phân hóa về triển vọng lợi nhuận giữa các nhóm ngân hàng. Dự đoán, BID sẽ tiếp tục dẫn đầu trong năm 2023 với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế là 32% so với cùng kỳ, tiếp đó là MBB và STB với mức tăng 23%; LPB là 19% và ACB là 17%.

Trong khi đó, báo cáo mới đây từ Công ty chứng khoán Maybank IB, cho biết, kỳ vọng các ngân hàng Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận trung bình khoảng 13% trong năm 2023, tức thấp hơn so với mức bình quân 35% trong năm 2022 và 32% trong năm 2021.

Tăng trưởng tín dụng dự kiến 12-13% và tăng trưởng thu nhập, dự kiến 18%, sẽ là động lực dẫn dắt đà tăng trưởng cho ngành. Còn hệ số NIM thấp hơn, giảm 0,5 điểm % đạt 3.9% trong năm 2023 lại sẽ là trở ngại chính.

MBKE dự báo Sacombank, Eximbank với NIM và tỷ lệ chi phí tín dụng bình thường hoá sau giai đoạn thanh lọc và LienVietPostBank với khoản lãi trả một lần từ phí trả trước cho bán chéo bảo hiểm có thể sẽ là những ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất trong năm 2023. 

Mặc dù vậy, theo góc nhìn từ VNDirect, ngành ngân hàng vẫn là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ câu chuyện tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong dài hạn. Hệ thống ngân hàng cũng đã được cải thiện nhiều hơn trước và quan trọng là “Khác nhau ở góc nhìn, người lạc quan sẽ nhìn bức tranh với gam màu tươi sáng hơn”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến