28.4 C
Ho Chi Minh City
Thứ Hai, 06/05/2024

HomeTài ChínhXăng dầu tăng sốc, hạ nhiệt cách nào?

Xăng dầu tăng sốc, hạ nhiệt cách nào?

1109

 

Các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần đặt ra vấn đề dự trữ chiến lược, dự trữ quốc gia đối với mặt hàng xăng dầu. Ảnh: T.L

Các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần đặt ra vấn đề dự trữ chiến lược, dự trữ quốc gia đối với mặt hàng xăng dầu. Ảnh: T.L

 

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã tăng tổng cộng 11 lần và giảm 3 lần. Tương đương với mức tăng từ 34-54%.

Về vấn đề này, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết, giá xăng dầu ở Việt Nam phụ thuộc vào giá khu vực và giá xăng dầu thế giới, trong khi đó, giá xăng dầu thế giới thời gian vừa qua, kể cả giá dầu thô đã tăng phi mã. Đặc biệt là giá xăng dầu tại Singapore – nơi chúng ta nhập khẩu đều tăng, vì thế, quá trình điều chỉnh giá xăng dầu theo thời hạn 10 ngày tăng cũng là phù hợp.

Giá xăng dầu hiện nay chia làm hai bộ phận là xăng dầu nhập khẩu và xăng dầu trong nước, trong đó, xăng dầu mua từ các thị trường quốc tế phải cộng với chi phí vận chuyển và những chi phí khác để về đến cảng Việt Nam. Sau đó sẽ tính 4 loại thuế bao gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt, còn lại không có thêm bất kỳ loại phí nào.

Theo PGS Thịnh, đối với mặt hàng chiến lược như xăng dầu, Nhà nước phải có công cụ là quỹ bình ổn giá, mà trong thời gian qua, quỹ này đã được Bộ Công Thương – Bộ Tài chính sử dụng hợp lý, hiệu quả, nhất là những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Theo số liệu của Hiệp hội xăng dầu thế giới, với việc chúng ta xả quỹ bình ổn xăng dầu để giúp nền kinh tế hồi phục, phát triển đã giúp tốc độ tăng trưởng của giá xăng dầu trong nước thấp hơn 12% so với mức tăng của xăng dầu thế giới. Đây cũng là một sự hỗ trợ kịp thời cho quá trình phục hồi của Việt Nam.

Nói rõ hơn những tác động của giá xăng dầu đối với nền kinh tế, ông Trần Hoàng Ngân, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, nỗi lo lạm phát đang chực chờ.

Đồng nghĩa với việc, chi ngân sách tăng, chi đầu tư công sẽ tăng, thậm chí sẽ có lúc phải thắt chặt chi ngân sách nếu không kiểm soát được lạm phát. Đặc biệt, các dự toán về xây dựng, chi thường xuyên hay tiền lương cũng phải điều chỉnh theo tốc độ trượt giá.

Với diễn biến giá xăng dầu hiện nay, theo ông Ngân, nếu không có hành động để kiểm soát giá thì lạm phát có thể vượt qua 6%. “Thế giới đang trên đà tăng giá, Việt Nam cũng phải chịu giá cao ngay, do có độ mở rất lớn với thế giới. Nếu không kiểm soát tốt giá xăng dầu sẽ có những đợt tăng giá nhiều mặt hàng, điều này sẽ dẫn đến tăng lãi suất. Khi đó, không chỉ người dân, doanh nghiệp mà nhà nước cũng khó khăn”, ông Ngân nói.

Các chuyên gia nêu giải pháp, để hạ nhiệt giá xăng dầu trong tình huống cấp bách, không còn cách nào khác ngoài điều hành linh hoạt thu ngân sách từ xăng dầu. Ảnh minh họa.

Các chuyên gia nêu giải pháp, để hạ nhiệt giá xăng dầu trong tình huống cấp bách, không còn cách nào khác ngoài điều hành linh hoạt thu ngân sách từ xăng dầu. Ảnh minh họa.

Nêu giải pháp cho vấn đề này, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, cho rằng để hạ nhiệt giá xăng dầu trong tình huống cấp bách, không còn cách nào khác ngoài điều hành linh hoạt thu ngân sách từ xăng dầu. Dư địa vài chục phần trăm nguồn thu ngân sách từ xăng dầu, cần đánh giá tất cả các khoản thu hiện tại ổn chưa, cái gì chưa ổn thì sửa lại. Để can thiệp giá thì công cụ thuế, công cụ thu ngân sách đó sẽ sử dụng như thế nào…

Bên cạnh đó, phải thay đổi cơ chế giá của hội sản xuất xăng dầu trong nước để tạo ra mặt bằng giá khác cho xăng dầu, từ đó tạo ra khả năng điều chỉnh giá bán lẻ cuối cùng…

Trong bối cảnh tình hình thế giới còn nhiều biến động, theo ông Vũ Đình Ánh, đã đến lúc Việt Nam cần đặt ra vấn đề dự trữ chiến lược, dự trữ quốc gia – một công cụ can thiệp của cung – cầu, can thiệp về giá cực kỳ quan trọng.

“Việc dự trữ chiến lược về xăng dầu không nhiều nước làm được. Ngay cả với Mỹ hiện nay, nếu tình hình đứt đoạn nguồn cung kéo dài thêm thì kho dự trữ quốc gia cũng khó trụ nổi. Để làm được, cần một sự thay đổi chiến lược, có tầm nhìn dài hạn và thay đổi tư duy về thị trường xăng dầu”, ông Ánh nói.

Đồng quan điểm, ông Hoàng Văn Cường – Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, cho biết, giá xăng dầu tăng theo biến động thế giới. Việc giá tăng cao kỷ lục như thời gian qua, cả người dân, nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Mục tiêu kiểm soát lạm phát rất khó khăn.

Theo ông Cường, dư địa giảm giá vẫn còn. Theo đó ông đề xuất: “Nhập khẩu cao thì đội giá trong nước, chỉ còn cách cắt bớt thuế phí. Việc giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhưng vẫn phải chấp nhận, để đem lại ý nghĩa cao hơn”.

Tuy nhiên, ông Cường lưu ý, việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cần được tính toán làm sao để vẫn đánh vào hành vi người dùng, bởi xăng sinh học và xăng khoáng có mức đánh thuế khác nhau.

Ngoài vấn đề về điều hành giá cả, theo ông Cường, nguồn cung là quan trọng nhất, làm sao để không quá bị biến động. Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý về vấn đề dự trữ xăng dầu hiện nay, bởi chúng ta chủ yếu chỉ đảm bảo không đứt gãy nguồn cung. Do đó, ông Cường cho rằng cần có nguồn dự trữ rủi ro khi có biến động về giá…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến