31.2 C
Ho Chi Minh City
Chủ Nhật, 12/05/2024

HomeThế GiớiDanh sách cấm vận của Mỹ đối với Trung Quốc mở rộng,...

Danh sách cấm vận của Mỹ đối với Trung Quốc mở rộng, cán mốc 200 công ty

1109

Danh sách cấm vận của Mỹ đối với Trung Quốc mở rộng, cán mốc 200 công ty

Hơn 3 năm kể từ khi công ty ZTE Trung Quốc bị liệt vào ‘danh sách đen’ của Mỹ đến nay, danh sách này đã mở rộng đáng kể thêm nhiều doanh nghiệp khác, từ gã khổng lồ viễn thông Huawei cho đến đến các công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo AI.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1568069738254-0’); });

Theo Nikkei Asian Review, tính đến cuối tháng 10 vừa qua, hơn 200 công ty và tổ chức của Trung Quốc đã bị liệt vào Danh sách Thực thể (Entity List) là một loại ‘danh sách đen’ do Bộ Thương mại Hoa Kỳ đề ra.

Danh sách đen là công cụ chính của Washington trong việc gây áp lực cho các hãng công nghệ Trung Quốc.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong hôm thứ Hai (18/11) cho biết, họ vẫn để Huawei trong danh sách đen, nhưng sẽ gia hạn thêm 90 ngày để các công ty Mỹ tiếp tục giao dịch với hãng công nghệ này. Vài năm gần đây, ​​Washington đã áp dụng mạnh hơn các biện pháp như vậy, cho thấy sự leo thang trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong bối cảnh Mỹ – Trung đang đàm phán một thỏa thuận thương mại, thì việc đưa Huawei vào danh sách đen – điều mà Bắc Kinh đang tìm cách thuyết phục Washington loại bỏ – dự kiến ​​sẽ vẫn là một điểm thảo luận trọng tâm. Khi một doanh nghiệp được liệt vào danh sách đen này, thường vì lý do đe dọa an ninh quốc gia – thì về cơ bản công ty đó sẽ bị cấm nhập hàng từ các công ty Mỹ.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1568069755711-0’); });

ZTE đã bị đưa vào Danh sách Thực thể vào tháng 3/2016 bởi một lý do rõ ràng và cụ thể: bán các thiết bị viễn thông cho Iran và Triều Tiên, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Gần đây, các công ty khác bị đưa vào danh sách đen vì đem đến thêm nhiều mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia Mỹ, điều này đã khiến các doanh nghiệp Trung Quốc thấp thỏm chờ xem công ty nào sẽ đến lượt. 

Danh sách cấm vận của Mỹ đối với Trung Quốc mở rộng, cán mốc 200 công ty
(Ảnh: Verdict)

Hoa Kỳ đã mở rộng tầm ngắm của mình. Ngoài các công ty viễn thông như ZTE và Huawei, chính quyền Washington cũng đã đưa vào danh sách đen các công ty thuộc các ngành như siêu máy tính và năng lượng hạt nhân.

Washington đã đưa các công ty khởi nghiệp nổi bật của Trung Quốc vào tầm ngắm. Bộ Thương mại Mỹ đã liệt vào danh sách đen các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nhận diện khuôn mặt là SenseTime, Megvii và Yitu, ba trong số “bốn con rồng” AI của Trung Quốc.

Các công ty này, với tuổi đời chưa đầy một thập niên, đang nổi lên nhanh chóng, Megvii đã có kế hoạch sớm niêm yết trên sàn Hồng Kông. Yitu, thành lập bởi một cựu sinh viên của Viện Công nghệ Massachusetts MIT, đã cung cấp công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho các camera giám sát không chỉ ở Trung Quốc, mà còn ở nước ngoài, trong đó có cảnh sát Malaysia.

Nhưng ngay cả khi Washington đẩy mạnh nỗ lực, nhiều công ty vẫn tìm ra các lỗ hổng để lọt qua. Tuần trước, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã tuyên bố cáo buộc hình sự đối với công ty thiết bị an ninh Aventura Technologies có trụ sở tại New York, vì kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc dưới mác hàng Mỹ trong hơn một thập kỷ. Các sản phẩm này được bán cho các khách hàng bao gồm chính phủ và quân đội Mỹ.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1568069773635-0’); });

“Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, ‘Made in the U.S.A.’ là một cái mác quá đẳng cấp có thể bị lợi dụng gian lận và vụ lợi”, Jonathan Larsen từ ban Điều tra Hình sự thuộc Sở Thuế vụ Mỹ cho biết trong tuyên cáo của Bộ Tư pháp.

zte trung quoc
Biểu tượng của công ty ZTE, Trung Quốc tại một tòa nhà ở Nanjing, Jiangsu, Trung Quốc, ngày 19/4/2018 (ảnh: Reuters/Stringer).

Nhiều công ty trong danh sách đen vẫn có thể kinh doanh như bình thường. Một số luồn lách qua các hạn chế xuất khẩu bằng cách chuyển hàng từ các nhà cung cấp ở Mỹ thông qua các nước thứ ba.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cũng đã chỉ ra bản thân hệ thống Danh sách Thực thể cũng có những điểm yếu. Các công ty Mỹ có thể xin giấy phép xuất khẩu đến các thực thể trong danh sách đen trong các trường hợp ngoại lệ, với lý do nếu không làm vậy thì sẽ có nguy cơ gây hại đến các khách hàng ở Mỹ. Những trường hợp này thường có tỷ lệ chấp thuận khá cao.

Washington cũng có thể chuyển sang dùng Danh sách Những người bị Từ chối (Denied Persons List) vốn chặt chẽ hơn, trong đó cấm mọi hoạt động xuất khẩu sang các thực thể bao hàm trong danh sách, và không có ngoại lệ.

ZTE đã bị liệt vào Danh sách Thực thể khoảng một năm, nhưng hoạt động kinh doanh của hãng không bị tổn hại nghiêm trọng, nhưng việc ZTE bị đưa vào Danh sách Những người bị Từ chối vào tháng 4/2018 đã từng đẩy hãng công nghệ đến bờ vực phá sản.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1568069792022-0’); });

Nguồn : https://www.dkn.tv/the-gioi/danh-sach-cam-van-cua-my-doi-voi-trung-quoc-mo-rong-can-moc-200-cong-ty.html

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến