35 C
Ho Chi Minh City
Thứ Hai, 06/05/2024

HomeThế GiớiNhiều nước châu Á đang bắt chước các chính sách độc đoán...

Nhiều nước châu Á đang bắt chước các chính sách độc đoán của Trung Quốc

1114

Nhiều nước châu Á đang bắt chước các chính sách độc đoán của Trung Quốc

Nhiều quốc gia Châu Á đang nhanh chóng bắt chước các chính sách độc đoán của Trung Quốc, theo báo cáo “Quyền con người đang bị tấn công 2019” (People Power Under Attack 2019) của hai nhóm nhân quyền Diễn đàn Châu Á và Dân sự (Forum-Asia và Civicus), theo Vision Times.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1568069738254-0’); });

Báo cáo nói rằng, tình trạng kiểm duyệt và hạn chế quyền chính trị và dân chủ đang gia tăng tại các nước trong khu vực.

“Tại khu vực này, trong số 25 quốc gia, có 4 quốc gia được đánh giá là khép kín, 8 quốc gia bị trấn áp và 10 quốc gia bị cản trở. Không gian dân sự ở Hàn Quốc và Nhật Bản bị đánh giá là đã thu hẹp, trong khi chỉ có Đài Loan là nước được xếp hạng mở… Trung Quốc tiếp tục là nước vi phạm chính khi họ mở rộng chế độ kiểm duyệt, chặn các phương tiện truyền thông quan trọng và truyền thông xã hội”, theo báo cáo.

Kiểm duyệt là một hình thức vi phạm không gian dân sự phổ biến nhất tại 20 quốc gia các quốc gia ở châu Á. Báo cáo nhấn mạnh, Trung Quốc đã nỗ lực ngăn chặn việc truyền thông địa phương đưa tin về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, cùng với việc triển khai một đội ngũ “dư luận viên” để loại bỏ các tin tức bất lợi trên các phương tiện truyền thông xã hội và kiểm soát diễn ngôn công cộng.

Hình thức vi phạm không gian dân sự phổ biến thứ hai là dùng luật pháp ngăn chặn các quyền dân chủ và chính trị, được thấy ở 18 quốc gia.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1568069755711-0’); });

Theo Josef Benedict, một nhà nghiên cứu tại Civicus, ngày càng có nhiều nhà báo bị chính quyền đàn áp vì dám phơi bày các hành vi lạm dụng của chính quyền. Những luật cấm phỉ báng thường được sử dụng để khiến các nhà hoạt động và nhà báo im lặng, không dám nói những điều sẽ gây rắc rối cho giới cầm quyền.

Các nhóm nghiên cứu và hoạt động khác cũng đi đến kết luận tương tự. Một phân tích gần đây của tổ chức nhân quyền Freedom House cho thấy các quyền tự do Internet ở châu Á đạt mức thấp chưa từng thấy vào năm 2019.

“Trong một năm qua, Internet trở nên ít tự do hơn ở 10 quốc gia trong khu vực… Không ngạc nhiên khi Trung Quốc giữ nguyên danh hiệu “kẻ lạm dụng quyền tự do Internet tồi tệ nhất thế giới” năm thứ tư liên tiếp. Sự cưỡng ép của chính quyền ở các quốc gia này đã chuyển từ tình trạng xấu sang mức tồi tệ hơn… 14 trong số 15 quốc gia ở châu Á đã bắt hoặc bỏ tù người dùng Internet chỉ vì những phát ngôn bất bạo động của họ trên mạng – con số cao nhất từng được ghi nhận… Chỉ có người dùng Internet ở Nhật Bản mới thoát khỏi hình phạt như vậy”, theo Freedom House.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (Committee to Protect Journalists) đã thực hiện một cuộc khảo sát hàng năm, theo đó Trung Quốc là nước bỏ tù nhiều nhà báo nhất trong năm 2019. Trong tổng số khoảng 250 nhà báo đã bị bỏ tù trên khắp thế giới, riêng Trung Quốc chiếm 48 người. Thổ Nhĩ Kỳ đứng ở vị trí thứ hai với 47 người. Đất nước này đã ghi nhận 68 vụ giam giữ vào năm ngoái.

Tờ Visiontimes cho rằng, không nên xem kết quả khảo sát cho thấy số vụ bắt giữ giảm của Thổ Nhĩ Kỳ như một dấu hiệu của sự cải thiện, thay vào đó, đây là một dấu hiệu cho thấy chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thành công trong việc “bịt miệng” các nhà báo tự do đã chỉ trích nhà nước.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1568069773635-0’); });

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ bị phát hiện đã đóng cửa hơn 100 hãng tin tức, buộc tội khủng bố đối với một số nhân viên. Tại Ả Rập Xê Út, 18 nhà báo đã phải đứng sau song sắt mà không có bất kỳ cáo buộc nào được đưa ra để chống lại họ. Báo cáo nêu lên mối lo ngại rằng một số nhà báo bị bắt giữ này đã bị đánh đập, bị bỏ đói và thậm chí bị thiêu sống.

Nguồn : https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-nuoc-chau-a-dang-bat-chuoc-cac-chinh-sach-doc-doan-cua-trung-quoc.html

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến