29.2 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, 27/04/2024

HomeThế GiớiTrưa nay (26/12) có nhật thực ‘vòng tròn lửa’

Trưa nay (26/12) có nhật thực ‘vòng tròn lửa’

1146

Trưa nay (26/12) có nhật thực ‘vòng tròn lửa’

Mặt Trăng sẽ đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời vào trưa hôm nay (26/12), tạo ra nhật thực hình khuyên có thể thấy ở nhiều quốc gia. Kể từ năm 2016, đây là lần hiếm hoi Việt Nam được quan sát hiện tượng nhật thực.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1568069738254-0’); });

Nhật thực hình khuyên lần này sẽ khởi nguồn từ Ả rập Xê út. Một số nước như Qatar, Oman, Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Singapore và đảo Guam sẽ quan sát được nhật thực hình khuyên. Địa điểm quan sát tốt nhất nhật thực năm nay là ở Singapore.

Theo NASA, do Mặt trăng ở xa hơn một chút so với thông thường nên nó sẽ chỉ chặn trung tâm của đĩa Mặt trời. Kết quả là người quan sát sẽ thấy một vầng sáng vòng quanh Mặt trời trong tối đa 3 phút 40 giây.

Đây là hiện tượng nhật thực lần thứ ba trong năm 2019 sau nhật thực một phần ở Nga và Đông Bắc Á ngày 6/1/2019 và nhật thực toàn phần ở Nam Mỹ vào ngày 2/7/2019.

Việt Nam: Trưa nay (26/12) có nhật thực 'vòng tròn lửa'
(Ảnh: Getty Images)

videoinfo__video3.dkn.tv||9c13ee9cb__

.rmp-title{top:0;width:100%;max-width:100%;text-align:left;line-height:1em;font-size:1.5em;background-color:transparent;padding-top:10px;height:2em;background-image:linear-gradient(to top,rgba(0,0,0,0),rgba(0,0,0,0.6));}

Lộ trình nhật thực trưa ngày 26/12/2019

var player = createPlayer(‘player5e042295b6d17’);

Xem nhật thực ở đâu rõ nhất?

Tại Việt Nam, người yêu thích thiên văn có thể quan sát được nhật thực một phần vào buổi trưa ngày thứ Năm (26/12).

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1568069755711-0’); });

Việt Nam: Trưa nay (26/12) có nhật thực 'vòng tròn lửa'
Dữ liệu từ timeanddate.com (ảnh: Hong Duong/HAAC).

“Hiện tượng nhật thực diễn ra không phải quá hiếm, thông thường 1 – 2 năm xảy ra một lần. Tuy nhiên, tại Việt Nam, lần gần đây nhất chúng ta quan sát được là nhật thực vào tháng 3 năm 2016. Như vậy, sau gần 4 năm, hiện tượng này mới lại quay lại nước ta. Lần nhật thực tiếp theo được dự báo sẽ xuất hiện vào tháng 6 năm 2020”, báo Lao Động trích dẫn ông Đặng Vũ Tuấn Sơn – Chủ tịch Hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam VACA.

Về địa điểm tốt nhất để xem hiện tượng nhật thực, ông Sơn cho hay quan sát nhật thực là một việc không quá phức tạp vì hiện tượng này diễn ra ở tầng trời nên bất cứ nơi nào nhìn thấy mặt trời đều có thể quan sát được.

“Về mặt không gian bạn chỉ cần một bầu trời quang mây và góc nhìn đủ để nhìn thấy Mặt Trời, tức là dễ dàng hơn nhiều so với khi quan sát những hiện tượng như mưa sao băng hay theo dõi các hành tinh qua kính thiên văn. Điều quan trọng nhất là tìm nơi có góc nhìn đủ rộng vì lúc hiện tượng xảy ra thì mặt trời tiếp tục di chuyển”, ông Sơn cho biết. 

Việt Nam: Trưa nay (26/12) có nhật thực 'vòng tròn lửa'
(Ảnh: Shutterstock)

Theo ông Sơn, với thời tiết như hiện tại thì thời tiết ở miền Trung và miền Nam là rất tốt nên mọi người sẽ có thể quan sát khá thuận lợi nếu có thiết bị quan sát phù hợp. Miền Bắc, đặc biệt ở Hà Nội có khả năng quan sát khá thấp vì thời tiết hiện khá xấu, nhiều sương mù. 

“Hiện tượng này xảy ra ở phía Nam nên càng đi vào sâu các tỉnh phía Nam thì càng quan sát rõ hiện tượng hơn”, ông Sơn nói.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1568069773635-0’); });

TPHCM dự báo có thời tiết thuận lợi để đón xem hiện tượng này Vào trưa nay, Câu lạc bộ Thiên Văn TPHCM HAAC sẽ tổ chức sự kiện quan sát nhật thực ở Bến Bạch Đằng, Quận 1. Khu vực tập trung nằm gần My Life Coffee (đối diện Khách Sạn Majectic) với thời gian từ 10h – 14h.

Không nhìn nhật thực trực tiếp vì dễ hại mắt

Việt Nam: Trưa nay (26/12) có nhật thực 'vòng tròn lửa'
Cách quan sát nhật thực (ảnh: thienvanvietnam.org).

Để quan sát nhật thực an toàn, ông Sơn khuyến cáo không được nhìn bằng mắt thường, nếu nhìn thì phải có kính bảo vệ chuyên dụng (kính lọc sáng dành cho mắt, với lớp lọc chuyên dụng dành cho kính thiên văn nếu nhìn bằng kính thiên văn).

Theo ông Sơn, quan sát nhận thực gián tiếp là cách duy nhất đạt độ an toàn tuyệt đối. Theo đó cần chế tạo một dụng cụ đơn giản là một chiếc hộp bằng bìa giấy dài khoảng 50 – 70cm. Cắt bỏ nắp hộp để lộ ra một cửa có thể nhìn vào bên trong, thậm chí đủ rộng để thò đầu vào. Tại mặt trong của một trong hai đáy ta dán một miếng giấy trắng lên đó. Tại đáy còn lại cắt một lỗ với đường kính khoảng 3 – 5cm.

Sau đó, lấy một miếng lá nhôm mỏng đục thủng một lỗ nhỏ ở giữa rồi dán lá nhôm đó đè lên lỗ thủng vừa cắt. Hướng lỗ thủng trên chiếc hộp về phía Mặt Trời sao cho cạnh của nó hướng tương đối chuẩn xác theo hướng nhìn thấy Mặt Trời, khi đó khi nhìn vào trong hộp ta sẽ thấy hình ảnh Mặt Trời in lên tờ giấy trắng ở đáy kia của chiếc hộp. Khi nhật thực xuất hiện ta cũng sẽ nhìn thấy hình ảnh của nó trên “màn chiếu” đó .

Quan sát trực tiếp nhật thực:

googletag.cmd.push(function() { googletag.display(‘div-gpt-ad-1568069792022-0’); });



Nguồn : https://www.dkn.tv/the-gioi/viet-nam-trua-nay-26-12-co-nhat-thuc-vong-tron-lua.html

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến