35.6 C
Ho Chi Minh City
Chủ Nhật, 12/05/2024

HomeCông Nghệ - XeQuân sự thế giới hôm nay (13-2): Khai mạc Triển lãm hàng...

Quân sự thế giới hôm nay (13-2): Khai mạc Triển lãm hàng không Ấn Độ 2023

1242

* Pakistan và Mỹ tổ chức đối thoại quốc phòng bàn thảo các vấn đề tăng cường quan hệ an ninh. Đối thoại dự kiến sẽ kéo dài từ ngày 13 đến 16-2. Đây là vòng đối thoại thứ 2 trong khuôn khổ Đối thoại quốc phòng cấp trung Pakistan-Mỹ. Trước đó, vòng 1 đã được tổ chức tại Pakistan vào tháng 1-2021. Phái đoàn Pakistan, do Tổng Tham mưu trưởng Trung tướng Gen Mohammed Saeed dẫn đầu, sẽ cùng phía Mỹ “thảo luận các vấn đề về hợp tác quốc phòng và an ninh song phương” tại Lầu Năm Góc.

Theo TelegraphIndia, trong một phỏng vấn báo chí gần đây, Cố vấn cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ Derek Chollet nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ Islamabad trong cuộc chiến chống khủng bố trong bối cảnh bạo lực gia tăng ở Pakistan. Quan hệ song phương giữa Pakistan và Mỹ trong thời gian gần đây cũng có nhiều tiến triển, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng. 

leftcenterrightdel
my20pakistan20doi20thoai20qp 1
 Vòng 1 Đối thoại quốc phòng cấp trung Pakistan-Mỹ đã được tổ chức tại Pakistan vào tháng 1-2021. Ảnh: TelegraphIndia

* Theo France 24, ngày 13-2 Israel không kích căn cứ của Hamas ở Gaza nhằm trả đũa cho vụ việc một quả tên lửa bắn đi từ khu vực Palestine đã rơi trong khu vực do Israel quản lý vào cuối tuần qua. Vụ việc xảy ra trong bối cảnh bất ổn vẫn diễn ra ở Bờ Tây. Tổ chức nhân đạo Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine cho biết đã có một người thiệt mạng trong đợt không kích vào rạng sáng 13-2 ở Nablus, khu vực Bờ Tây. Đây là nơi liên tục xảy ra bạo lực trong một năm qua. Israel không bình luận về thông tin này nhưng cho biết quân đội đã tấn công “một khu phức hợp dưới lòng đất chứa nguyên liệu thô sử dụng để chế tạo tên lửa” ở Gaza của Hamas.

* Philippines và Nhật Bản để ngỏ khả năng ký kết thỏa thuận tiếp cận quân sự. Ngày 13-2 Bloomberg cho biết, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos khẳng định ông đang để ngỏ khả năng đạt được một thỏa thuận về tiếp cận quân sự có qua có lại với Nhật Bản, qua đó bảo vệ ngư dân và lãnh thổ hàng hải của 2 nước.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Marcos kết thúc chuyến thăm 5 ngày đến Nhật Bản. Theo tuyên bố của Philippines, quốc gia Đông Nam Á này đang nghiên cứu tiềm năng hợp tác của thỏa thuận này với Nhật Bản mà không làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông (Philippines gọi là Biển Tây) cũng như Biển Hoa Đông.

leftcenterrightdel
nhat20ban20 20philippines
Tổng thống Ferdinand Marcos và Thủ tướng Fumio Kishida. Ảnh: Getty Images

Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản tuần trước, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đề xuất một thỏa thuận tiếp cận quân sự với Philippines. Hai nhà lãnh đạo đã xem xét, thảo luận các thỏa thuận tăng cường quan hệ quân sự và cơ sở hạ tầng giữa hai đồng minh của Mỹ trong bối cảnh lo ngại gia tăng căng thẳng trong khu vực.

* Triều Tiên đang tiến hành “mở rộng, tái tổ chức” các đơn vị quân đội nhằm đáp ứng nhiệm vụ chiến đấu. Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa ra thông báo trên sau khi quốc gia Đông Á này tổ chức cuộc duyệt binh kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Triều Tiên (KPA) với sự tham gia của hàng loạt vũ khí tối tân, trong đó có các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Thông tin từ trang web chính thức bằng tiếng Anh của KCNA không xác định rõ những đơn vị quân đội nào đã được thay đổi mà chỉ khẳng định: “Nhiều đơn vị của các quân, binh chủng thuộc KPA đã được mở rộng và tái tổ chức và giao các nhiệm vụ tác chiến”. Thông tin cũng cho biết KPA đang thiết kế lại hệ thống quân kỳ riêng cho từng đơn vị quân đội, “cho thấy đầy đủ phẩm giá cũng như danh dự của mỗi đơn vị trong các cuộc duyệt binh”. Các bức ảnh do KCNA đăng trong cuộc duyệt binh tuần trước cho thấy một trong những lá quân kỳ có mang hình tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-17.

* Ngày 13-2, Triển lãm Hàng không Ấn Độ lần thứ 14 (Aero India 2023) chính thức khai mạc. Theo The Hindu, triển lãm hàng không diễn ra trong thời gian 5 ngày với chủ đề “Đường đến với muôn vàn cơ hội” sẽ là nơi phô diễn sức mạnh của nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ cũng như tiềm lực hàng không của quốc gia Nam Á này.

leftcenterrightdel
trien20lam20hang20khong20an20do

Triển lãm hàng không Ấn Độ 2023 (Aero India 2023) diễn ra trong 5 ngày. Ảnh: The Hindu  

Theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh, Triển lãm hàng không Aero India 2023 thể hiện năng lực sản xuất của đất nước và những tiến bộ đạt được trong việc hiện thực hóa năng lực tự lực tự cường. Ông nói: “Sự kiện này sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngành hàng không và vũ trụ”.

Đây là triển lãm hàng không lớn nhất từ trước đến nay do Ấn Độ tổ chức, diễn ra trên tổng diện tích trưng bày 35.000 m2 và có sự tham gia của 98 quốc gia. Bộ trưởng Quốc phòng của 32 quốc gia, Tư lệnh Không quân của 29 quốc gia và 73 Tổng giám đốc điều hành (CEO) của các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) toàn cầu và Ấn Độ tham dự sự kiện này. 

Triển lãm cũng thu hút sự tham gia của 809 công ty, nhà thầu quốc phòng, bao gồm cả các công ty vừa và nhỏ và các công ty khởi nghiệp. Các công ty này đem đến triển lãm các công nghệ tiến bộ trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và quốc phòng. 

Chuyên mục Quân sự thế giới hôm nay trên Báo Quân đội nhân dân gửi tới bạn đọc thông tin mới nhất về các hoạt động an ninh, quốc phòng quân sự thế giới trong 24 giờ qua.

HỮU DƯƠNG (thực hiện)

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến