30.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, 02/05/2024

HomeCông Nghệ - XeỦy ban Thường vụ Quốc hội: Làm rõ quy định quỹ chung...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Làm rõ quy định quỹ chung không chia của hợp tác xã

1121

Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tiến hành dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. 

leftcenterrightdel
0d5898557783b3ddea92 1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.

Theo tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày, dự án luật bổ sung quy định về quỹ chung không chia, yêu cầu trích lập vào quỹ chung không chia hằng năm tối thiểu 5% lợi nhuận từ các hoạt động giao dịch bên ngoài, do quỹ này mang tính đặc thù riêng của các tổ chức kinh tế hợp tác để hình thành và phát triển tài sản chung không chia; tài sản chung không chia lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ, bị hư hỏng, hết khấu hao thì được phép chuyển nhượng, định giá, thanh lý theo quy định của điều lệ và đưa vào quỹ chung không chia. Quỹ chung không chia và tài sản chung không chia không được chia lại cho thành viên trong mọi trường hợp, kể cả khi giải thể, phá sản. 

Khoản 3 Điều 64 dự thảo luật quy định về xử lý quỹ chung không chia, tài sản chung không chia khi giải thể, phá sản tổ chức kinh tế hợp tác như sau: Tài sản chung không chia là quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất thì xử lý theo pháp luật về đất đai. 

Trường hợp tài sản chung không chia là tài sản gắn liền với đất, xây dựng trên đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân hoặc của thành viên thì tài sản chung không chia đó được phép chuyển thành tài sản chung được chia của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân sau khi chuyển giá trị phần tài sản chung không chia được định giá theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Luật này vào quỹ chung không chia của tổ chức kinh tế hợp tác.

leftcenterrightdel
9be1fccfbc1878462109
 Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Tài sản chung không chia, quỹ chung không chia còn lại được bàn giao cho Ủy ban nhân dân nơi cấp đăng ký cho tổ chức kinh tế hợp tác để giao cho tổ chức kinh tế hợp tác khác trên địa bàn. Trường hợp không giao được cho tổ chức kinh tế hợp tác trên địa bàn, chính quyền địa phương thanh lý theo quy định pháp luật về thanh lý tài sản công chuyển vào ngân sách nhà nước hoặc bàn giao cho tổ chức đại diện của tổ chức kinh tế hợp tác tại địa phương theo quy định.

Trình bày báo cáo thẩm tra về dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy các quy định tại dự thảo luật liên quan đến quỹ chung không chia chưa phản ánh rõ nét việc trích lập quỹ chung không chia từ lợi nhuận do giao dịch bên ngoài; chưa cụ thể về cách thức quản lý và sử dụng quỹ chung không chia nhằm phát huy hiệu quả tài chính, chống thất thoát, tham nhũng, lãng phí để tạo sự yên tâm cho các thành viên hợp tác xã đồng thuận với việc để lại một phần thu nhập của mình để đầu tư phát triển hợp tác xã trong khi thu nhập của các thành viên hợp tác xã so với mặt bằng thu nhập chung của các thành phần kinh tế khác là không cao. 

leftcenterrightdel
416f693c06ebc2b59bfa
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. 

Ngoài ra, đề nghị bổ sung quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể trong việc bàn giao tài sản chung không chia, quỹ chung không chia sau khi hợp tác xã giải thể, phá sản sang cho hợp tác xã khác bảo đảm nguyên tắc trong việc bảo hộ quyền sở hữu đã được quy định tại Điều 32 của Hiến pháp, Bộ Luật Dân sự và nguyên tắc đã được quy định tại khoản 1 Điều 5 của dự thảo luật về việc Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các tổ chức kinh tế hợp tác.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho rằng quy định về quỹ chung không chia và tài sản chung không chia còn liên quan đến quy định của Bộ luật Dân sự. Do vậy, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu thêm và làm rõ hơn để bảo đảm phù hợp với nguyên tắc Hiến định về bảo hộ quyền sở hữu đã được cụ thể hóa trong Bộ luật Dân sự.

Theo dự thảo luật thì quỹ chung không chia thì kể cả khi tổ chức kinh tế hợp tác giải thể, phá sản thì tổ chức ấy cũng không được quyền định đoạt, phải giao lại cho Ủy ban nhân dân để bàn giao cho tổ chức kinh tế tập thể khác. Tính hợp lý, hợp Hiến của dự thảo quy định này phải phân tích để làm rõ thêm.

leftcenterrightdel
eea88d86cd51090f5040
Quang cảnh phiên họp. 

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường đặt vấn đề: Quy định như dự thảo luật về quỹ chung không chia được trích lập từ 5% lợi nhuận với hợp tác xã, 10% với Liên hiệp Hợp tác xã và 15% với Liên đoàn Hợp tác xã và vĩnh viễn không được chia quỹ này thì có áp đặt không, trong khi doanh nghiệp được quyền định đoạt?

CHIẾN THẮNG

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến