29.2 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, 27/04/2024

HomeĐịa ỐcSaigontourist vi phạm luật đầu tư nước ngoài?

Saigontourist vi phạm luật đầu tư nước ngoài?

1242

Với sự chậm trễ trong việc triển khai dự án Asiana Plaza tại khu đất số 39 đường Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM có thể Việt Nam sẽ lại phải đối phó thêm một vụ kiện mới mà hậu quả pháp lý của nó khó lường trước!

 

> Saigontourist thoái vốn, đất công rơi vào tay Vinacapital

M Plaza
Sau khi dự án Kumho Asiana Plaza thực hiện thành công, nó đã được đổi tên thành M Plaza sau cú M&A.

Trước sự chậm trễ trong việc triển khai dự án Asiana Plaza và tin rằng phía Kumho sẽ rút khỏi liên doanh bằng việc chuyển nhượng số vốn đã góp, theo yêu cầu của cơ quan chức năng, khu đất số 39 đường Lê Duẩn cần phải  nhanh chóng đi vào khai thác nhằm hạn chế việc lãng phí đất công.

Lúc bấy giờ giải pháp khác được chọn là liên doanh với tập đoàn Shangri – La Asia (một trong những tập đoàn chuyên đầu tư các khu du lịch khách sạn lớn nhất ở châu á  – có trụ sở đóng tại Hồng Kông).

Tháng 4/2004, nhân chuyến đi công vụ sang Singapore, ông Nguyễn Hữu Thọ – Tổng Giám đốc Saigontourist, đã được giới thiệu tiếp xúc với tập đoàn này. Tiếp sau đó,  trong hai ngày 14&19/5/2004, bà Kuok Oon Kwong – Chủ tịch tập đoàn Shangri-La Asia đã gửi thư cho ông Đỗ Văn Hoàng – Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Saigontourist về việc phát triển dự án thay thế Asiana Plaza.

Trong thư, phía Shangri-La Asia nêu rõ về vấn đề chịu trả khoản tiền 11 triệu USD cho phía Kumho để tiếp tục cùng Saigontourist phát triển cụm khách sạn cao cấp có giá trị vốn đầu tư cũng thuộc dư án nhóm A do Chính phủ quản lý.

Tưởng rằng, cuộc hợp tác sẽ thực hiện trôi chảy vì sau đó, hai bên cũng đã lập dự thảo biên bản ghi nhớ thoả thuận. Đồng thời Shangri-La Asia cũng cử đoàn công tác mà dẫn đầu là bà  Kuok Oon Kwong, 2 lần (ngày 6/5 và 4/6/2004) trực tiếp gặp ông Đỗ Văn Hoàng để thỏa thuận các vấn đề tồn đọng nhằm trình lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch Đầu tư (MPI) về dự án mới.

Trong khi liên doanh mới chưa hình thành, liên doanh giữa phía Việt Nam và Kumho vẫn còn hiệu lực thì đùng một cái, ngày 8/6/2004 căn cứ vào công văn 635 sai sự thật của Saigontourist (mạo danh nghĩa CTLD Kumho-Saigon), rằng phía Kumho đã đồng ý chuyển nhượng vốn của mình cho phía Việt Nam với mức giá 10,28 triệu USD (thực tế phía Kumho chưa bao giờ đồng ý chuyển nhượng); nên cấp chủ quản của Saigontourist đã ra văn bản số 3279, chấp thuận giá chuyển nhượng (10,28 triệu USD).

Đồng thời, đề nghị Saigontourist sau khi mua lại phần vốn góp vốn của bên Kumho thì tổ chức bán đấu giá khu đất số 39 đường Lê Duẩn…

Với quyết định “bất ngờ” trên, tại một cuộc họp của UBND TP ngày 13/7/2004, phần lớn các ban ngành của thành phố đã không đồng tình. Đa số các ý kiến cho rằng, không nên bán đấu giá lô đất trên mà nên chọn phương án liên doanh là tốt nhất.

Các ý kiến cũng đặc biệt lưu ý, việc UBND TP cho bán lô đất trong khi liên doanh vẫn đang tồn tại, lại chưa có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ e rằng là trái pháp luật. Vì đây là dự án nhóm A (vốn đầu tư trên 220 triệu USD), nên mọi động thái liên quan đến liên doanh và khu đất của liên doanh phải có ý kiến của Thủ tướng.

Có dấu hiệu sai phạm?

Điều cần nói ở đây, trong thời điểm khu đất số 39 đường Lê Duẩn đang bị “chuyển hướng” ra khỏi liên doanh cũng là lúc trên 2 tờ báo địa phương lại “tiết lộ” công khai về quyết định của cấp thẩm quyền cho bán đấu giá khu đất.

Cũng vì thông tin trên 2 tờ báo này, phía Kumho biết được và họ đã phản ứng. Ngày 21/10/2004, phía Kumho đã chính thức gặp và làm việc với ông Chủ tịch UBND TP. Theo đó, Kumho đề nghị tiếp tục được triển khai dự án Asiana Plaza.

Để thể hiện quyết tâm này, phía Kumho cho biết sẵn sàng góp nốt 26,65 triệu USD vốn pháp định còn lại và đã vay được 170 triệu USD để triển khai dự án. Nhưng vụ việc này đến nay vẫn chưa được giải quyết ngã ngũ và khu đất số 39 đường Lê Duẩn vẫn  tiếp tục tình rơi vào  trạng lãng phí  đất công.

Trước hành động khó hiểu của Saigontourist cho thấy còn nhiều điều khuất tất bên trong mà cơ quan chức năng cần làm rõ. Trong vấn đề giải quyết khu đất số 39 đường Lê Duẩn không triệt để, không khách quan và không công bằng, có thể Việt Nam sẽ lại phải đối phó thêm một vụ kiện mới mà hậu quả pháp lý của nó xảy ra như thế nào, chúng ta không thể  lường trước được.

Cần nói thêm, ngày 13/12/2004, Bộ KHĐT cũng đã có công văn số 803 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình của liên doanh Kumho-Saigon, trong đó có nêu, phía nhà đầu nước ngoài (tập đoàn Kumho) cho rằng đây là hành vi vi phạm luật đầu tư nước ngoài.

Năm 2005, nhà báo Hữu Vinh – báo Tiền Phong đã có loạt bài điều tra phanh phui âm mưu liên kết giữa Saigontourist và Vinacapital thực hiện mưu đồ gây cản trở cho tập đoàn KumHo Asiana (Hàn Quốc) thực hiện lại dự án 39 Lê Duẫn hòng bán khu đất vàng này lại cho Vinacapital. 

Kết quả đã được Phó Thủ tướng Vũ Khoan và ông Vũ Quốc Hùng – Phó ban thường trực B62 (tiến thân Ủy Ban kiểm tra Trung ương bây giờ) đã can thiệp thời, chặn đứng âm mưu thây tóm lô công sản “vàng” nói trên.

https://www.tienphong.vn/kinh-te/nbspsaigontourist-vi-pham-luat-dau-tu-nuoc-ngoai-10272.tpo

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến