31.2 C
Ho Chi Minh City
Thứ Hai, 29/04/2024

HomeĐời sống - Xã hộiNgoài Trung Quốc, thêm 3 quốc gia đổ nhiều tiền hơn mua...

Ngoài Trung Quốc, thêm 3 quốc gia đổ nhiều tiền hơn mua sầu riêng Việt Nam

1129

Ngoài Trung Quốc, Mỹ, Czech, Canada đã chi tiền gấp 2 đến 28 lần so với cùng kỳ năm ngoái để mua sầu riêng Việt Nam trong 11 tháng.

>> Gạo ST25 và bước đường chinh phục Văn phòng Nội các Nhật Bản

>> Chuyện hậu trường, sản phẩm ‘Vua Cua’ chế biến sẵn trên kệ siêu thị Mỹ

Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.
Lọc chọn sầu riêng chuẩn bị đóng thùng xuất khẩu

sau rieng2 1669171742800800866459

Số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy 11 tháng, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đi các thị trường đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó sầu riêng tươi đạt 2 tỷ USD, tăng gần 8 lần so với cùng kỳ 2022.

Dẫn đầu top thị trường mua sầu riêng Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch 1,97 tỷ USD, tăng 15 lần so với cùng kỳ năm trước. Kế tiếp là Czech chi 9,7 triệu USD mua sầu riêng Việt, tăng 28 lần – mức tăng trưởng mạnh nhất trong các quốc gia mua loại trái cây này.

Ngoài hai thị trường trên, xuất khẩu sầu riêng sang Pháp, Canada, Mỹ, Papua New Guinea lần lượt tăng 32% đến 8 lần.

Thong ke cac nuoc tang mua sau rieng VN

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng giá sầu riêng tươi Việt Nam tốt hơn so với các quốc gia như Thái Lan, Malaysia và Phillippines trong khi chất lượng ổn định nên được nhiều quốc gia tăng chi tiền để mua.

Với thị trường Trung Quốc, sầu riêng Việt ngày càng có lợi thế được xuất khẩu chính ngạch. Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây, Việt Nam tiếp tục có thêm nhiều ưu đãi khi sắp tới sầu riêng đông lạnh được xuất chính ngạch sang thị trường này. “Nếu sầu riêng Việt Nam được chăm chút về kỹ thuật, hàng sản xuất ra chất lượng cao sẽ không lo mất thị phần tại Trung Quốc”, ông nói.

Sầu riêng Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn các đối thủ là có quanh năm vì được ưu đãi bởi khi hậu và thổ nhưỡng, trong khi Thái Lan chỉ có theo vụ. Bên cạnh đó, chi phí logistics xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thấp hơn Thái Lan nên giá thành cạnh tranh.

Ông Nguyên cho rằng, Trung Quốc mất hàng chục năm để thử nghiệm và canh tác thanh long nên để trồng được sầu riêng như Việt Nam, họ phải tốn thời gian dài. Do đó, ông dự báo, trong 10 năm tới, tiêu thụ sầu riêng của Việt Nam vẫn rất tốt.

Ông khuyên nông dân cần đẩy mạnh canh tác bền vững, tăng cường chất lượng về sản phẩm và giống. Ngoài ra, các nhà vườn cũng cần chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu, không nên trồng sầu riêng ở những vùng bị nhiễm mặn, chất lượng không tốt, cây chết nửa chừng sẽ gây thiệt thòi cho người trồng.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy nếu như năm 2010, cả nước có 92.000 ha sầu riêng, đến nay đã tăng lên 131.000 ha. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của cả nước giai đoạn này là 24,5%. Sản lượng sầu riêng năm nay ước khoảng trên 1 triệu tấn, tăng 15,9% so với năm 2022.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến