35 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 03/05/2024

HomeKhácVào Việt Nam, vì sao gã khổng lồ Salesforce, Hubspot dễ bị...

Vào Việt Nam, vì sao gã khổng lồ Salesforce, Hubspot dễ bị đánh bật bởi các doanh nghiệp nội?

1113

Salesforce, một công ty phần mềm dựa trên điện toán đám mây của Mỹ, được xem là gã khổng lồ cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp. Ảnh: T.L.

Salesforce, một công ty phần mềm dựa trên điện toán đám mây của Mỹ, được xem là gã khổng lồ cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp. Ảnh: T.L.

Được xem là ‘bậc thầy đào tạo marketing’ tại Việt Nam, ông Tuấn Hà, CEO Vinalink đã từng ao ước có các giải pháp automation marketing (tự động hoá tiếp thị) để phục vụ cho hoạt động của giới marketing trong nước. Tuy nhiên, dường như tự động hóa tiếp thị tại Việt Nam đi chậm hơn các ngành khác.

Mặc dù trên thế giới đã có rất nhiều ông lớn trong ngành martech (công nghệ trong ngành marketing) như như Infusionsoft, Hubspot, Salesforce đã được định giá trăm tỷ USD, phục vụ hàng triệu khách hàng trên toàn cầu, nhưng khó có thể bước vào Việt Nam. Bởi lẽ theo phân tích của ông Tuấn Hà, tự động hoá tiếp thị ở Việt Nam rất khác với nước ngoài. Nếu hệ thống tự động hoá tiếp thị của nước ngoài chủ yếu thông qua email, thì về Việt Nam coi như bỏ đi.

“Người Việt hiện chỉ dùng email để lưu trữ hợp đồng, hay dùng để check mã OTP, thậm chí check OTP giờ cũng thông qua điện thoại. Vì vậy các doanh nghiệp gần như không thể tiếp thị được qua email”, ông Hà cho biết trong Diễn đàn Tiếp thị Trực tuyến 2021, sáng 15/12.

Không thể sử dụng giải pháp của nước ngoài, vì vậy, giới marketing trông chờ vào các sản phẩm nội địa. Nắm bắt thời cơ này, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tung ra các giải pháp phục vụ việc tiếp thị số.

Novaon, doanh nghiệp công nghệ 3 năm liên tiếp (2019, 2020, 2021) lọt top 50 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam là một trong những đơn vị khá nhanh nhạy khi nắm bắt xu hướng tiếp thị số.

Ông Ngô Sĩ Trung, CCO Novaon Tech cho biết, từ 2006, khi chưa ai nói đến chuyển đổi số thì Novaon đã phải bắt tay vào cuộc chơi này. Nhận định xu hướng chuyển đổi số là xu hướng không thể chối cãi, Novaon hướng đến việc xây dựng nền tảng phục vụ doanh nghiệp, xoay quanh 4 trụ cột chính là sale, marketing, quản trị hệ thống và thương mại điện tử.

Nhờ nhanh nhạy áp dụng các chiến thuật phù hợp với thị trường Việt Nam mà chỉ sau vài năm thành lập, Novaon nhanh chóng trở thành đối tác quảng cáo của các gã khổng lồ công nghệ như Google, Facebook, Tiktok, Apple… tại khu vực Đông Nam Á. 

Hay Sapo, một startup non trẻ trên thị trường martech, đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội hợp tác với Zalo và Novaon trong việc cung cấp hệ thống nhắn tin chăm sóc khách hàng tự động trên Zalo.

Cũng với chiến lược địa phương hóa, hướng tới giải quyết những điểm nghẽn trong chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam mà sapo trở thành nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất Việt Nam với hơn 100,000 doanh nghiệp và chủ shop sử dụng. Năm 2020, dù trong bối cảnh dịch bệnh, doanh thu Sapo vẫn tăng trưởng 150% so với năm 2019, một mức tăng trưởng ấn tượng.

Quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam 2020 – 2025 tiếp tục giữ mức trưởng mạnh là 21,5%, là cơ hội cho các công ty nội địa cung cấp giải pháp phục vụ thị trường. Ảnh: T.L.

Quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam 2020 – 2025 tiếp tục giữ mức trưởng mạnh là 21,5%, là cơ hội cho các công ty nội địa cung cấp giải pháp phục vụ thị trường. Ảnh: T.L.

Nhờ vào các giải pháp Việt được tung ra kịp thời mà giới marketing trong nước như được chắp thêm đôi cánh.

“Tôi đã làm marketing inbound (marketing tạo giá trị cho người dùng) trên ứng dụng zalo trong suốt 2 năm nay. Hiện tôi sở hữu 1.000 group, 1 triệu khách hàng trên ứng dụng này. Đương nhiên vẫn phải trả phí để sử dụng giải pháp tiếp thị thông qua Zalo nhưng chi phí rẻ hơn rất nhiều so với tiếp thị qua email”, ông Hà chia sẻ.

Báo cáo Vietnam Digital Marketing Trends 2021 cho thấy, ước tính trung bình quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam 2020 – 2025 tiếp tục giữ mức trưởng mạnh là 21,5%. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng có chững lại nhưng tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến đạt ở mức 820 triệu USD và dự báo 2021 sẽ đạt mức doanh thu 955,7 triệu USD. Ngân sách chi cho quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam vượt hơn 1 tỷ USD/năm.

Các chuyên gia nhận định, thị trường martech Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, vì vậy còn rất nhiều dư địa cho các doanh nghiệp, startup Việt Nam nghiên cứu, phát triển sản phẩm phục vụ thị trường. Và như bài học kinh nghiệm từ Novaon và Sapo cho thấy, việc địa phương hóa sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp Việt sớm chiếm lĩnh thị trường nội địa, điều mà các đối thủ nước ngoài dù lớn mạnh đến đâu cũng khó theo kịp.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến