31.2 C
Ho Chi Minh City
Chủ Nhật, 12/05/2024

HomeKinh DoanhTiền vẫn không chảy vào thị trường chứng khoán

Tiền vẫn không chảy vào thị trường chứng khoán

1155

 

Co hẹp cho vay vì bùng nợ, tín dụng của công ty tài chính giảm tới 33%. Ảnh: TL.

Co hẹp cho vay vì bùng nợ, tín dụng của công ty tài chính giảm tới 33%. Ảnh: TL.

Tín dụng của công ty tài chính giảm tới 33%

Thông tin tại Hội thảo “Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng và vấn đề thu hồi nợ hiện nay”, ngày 16/11, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, cho biết, đến cuối tháng 9/2023, dư nợ tín dụng tiêu dùng  đạt khoảng 2,7 triệu tỷ đồng, tăng 1,53% so với cuối năm 2022, là mức tăng rất thấp so với 5 năm qua. 

Trong đó, riêng cho vay của nhóm công ty tài chính chỉ đạt 134.279 tỷ đồng. Như vậy, so với cuối năm ngoái, tín dụng của nhóm công ty tài chính sụt giảm tới 33%.

Phó Thống đốc phân tích: Cơ chế chính sách không có quy định siết chặt, khuôn khổ pháp lý đủ rộng cho các công ty lĩnh vực này hoạt động. Bên cạnh đó, việc cơ cấu lại, củng cố để tăng cường nâng cao năng lực quản lý, tài chính của các công ty tài chính được thực hiện quyết liệt trong những năm qua, nhưng tín dụng tiêu dùng vẫn tăng chậm…  

“Vì sao tín dụng tiêu dùng giảm? Do giảm nhu cầu của nền kinh tế hay do tổ chức tín dụng (TCTD), hay do cơ chế chính sách chưa đảm bảo được để hoạt động này phát triển, Phó thống đốc đặt câu hỏi và nhấn mạnh, ngoài yếu tố khách quan như kinh tế khó khăn nên thu nhập và chi tiêu của người dân giảm sút, thì còn những yếu tố chủ quan khiến “vay tiêu dùng đang có vấn đề”.    

Từ thực tế triển khai cho vay, đại diện BIDV cho rằng đang tồn tại những rào cản khiến việc triển khai cho vay tiêu dùng khó khăn hơn. Trong đó, Luật giao dịch điện tử được Quốc hội thông qua, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 với các quy định mới về việc ứng dụng chữ ký điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng sẽ ảnh hưởng đối với các khoản cho vay nhỏ lẻ trên kênh số tự động 100% và hạn mức dưới 100 triệu đồng. 

“Trong giai đoạn đầu triển khai, ngân hàng phải đầu tư rất lớn về hạ tầng công nghệ chữ ký số, việc này cũng sẽ làm tăng chi phí cho ngân hàng và cho khách hàng, và có ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm khách hàng khi phải dùng nhiều các biện pháp xác thực bảo mật và ký số.

Bên cạnh đó, Luật các TCTD yêu cầu các ngân hàng có nghĩa vụ kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Tuy nhiên, việc đảm bảo tuân thủ quy định này sẽ khó thực hiện đối với các khoản vay tiêu dùng giá trị nhỏ, số lượng phát sinh lớn hoặc khoản vay số hóa, tự động hoàn toàn”, đại diện BIDV cho hay.

Đặc biệt, điều khiến các ngân hàng “ngại” cho vay tiêu dùng là tình trạng khách hàng cố tình không trả nợ, các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan trên mạng xã hội kéo theo nhiều hệ lụy cho các TCTD nhưng không bị xử lý…

“Tất cả những điều trên làm cho hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là nợ tín dụng tiêu dùng của TCTD gặp rất nhiều khó khăn, một số TCTD buộc phải chủ động cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu tiếp tục phát sinh”, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho hay. 

Sớm luật hóa quy định về xử lý nợ xấu thay thế sau khi Nghị quyết 42 của Quốc hội hết hạn ngày 31/12/2023 để đảm bảo sự vận hành thông suốt của hệ thống ngân hàng. Ảnh: TL.

Sớm luật hóa quy định về xử lý nợ xấu thay thế sau khi Nghị quyết 42 của Quốc hội hết hạn ngày 31/12/2023 để đảm bảo sự vận hành thông suốt của hệ thống ngân hàng. Ảnh: TL.

Kiến nghị giải pháp thúc tín dụng ‘chảy’ vào tiêu dùng  

Trong khi tín dụng tiêu dùng “nhích” chậm, thì tỷ nợ nợ xấu lại ngày càng “phình to”. Hiện có xu hướng gia tăng từ mức 2% (năm 2022) lên 3,7%, thậm chí tỷ lệ nợ xấu của các công ty tài chính có nguy cơ tăng trên 15%, nhiều công ty lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí thua lỗ do phải trích dự phòng rủi ro mạnh tay.  

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng quan hệ cho vay giữa công ty tài chính với người vay đang không tích cực, đồng thời nhấn mạnh: Thu hồi nợ đang là vấn đề nhức nhối. Hơn nữa, nếu như tín dụng chính thức giảm bao nhiêu thì tín dụng đen có cơ hội phát triển. Những vấn đề này cần được giải quyết tận gốc bằng những quy định cụ thể, nếu không thì bản thân các công ty tài chính chính thức bị lấn át, mất niềm tin của thị trường.  

Để “khơi thông” dòng vốn tín dụng tiêu dùng, đại diện Agribank kiến nghị có chính sách phân loại nợ phù hợp đối với khách hàng có nhiều khoản nợ. Ví dụ, những khoản nợ tại Agribank chưa bị chuyển sang nợ xấu, trong khi khoản nợ tại TCTD khác và công ty tài chính bị chuyển nợ xấu, nhằm không chuyển nhóm nợ của khách hàng tại Agribank lên nhóm nợ cao hơn.  

“Cần cho phép các TCTD trong việc kết nối khai thác dữ liệu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ cho việc xác thực thông tin, nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện tử để các TCTD có cơ sở tín nhiệm tốt hơn khi ra quyết định “bơm vốn”, đại diện Agribank nói. 

Về phía BIDV kiến nghị NHNN xem xét, cho phép các TCTD được sử dụng phương thức xác thực như tin nhắn OTP, eKYC trong cho vay qua các phương tiện điện tử, qua đó giảm thiểu thủ tục hành chính và chi phí vận hành. Không quy định bắt buộc các TCTD phải thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay đối với các khoản cho vay nhỏ lẻ dưới 100 triệu đồng được thực hiện trên kênh số.

“Cần có Trung tâm dữ liệu quốc gia về bất động sản, tài sản thế chấp, về định giá cho phép các TCTD kết nối để tra cứu thông tin làm cơ sở để định hạng tín dụng và số hóa trong cho vay, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh…”, đại diện BIDV đề xuất.  

Nêu quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng, hàng lang pháp lý với lĩnh vực này tuy có nhưng chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ. Ông Lực cho rằng, cần phải phân tách các nhóm TCTD cho vay. Cần có bộ luật riêng cho ngân hàng thương mại và luật riêng cho các TCTD phi ngân hàng. Bên cạnh đó, cần phải hoàn thiện hơn nữa chuẩn mực với hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như đòi nợ.

Đặc biệt, về lâu dài, các chuyên gia kiến nghị, sự thiếu vắng một thị trường mua bán nợ chính thức tại Việt Nam dẫn đến khả năng sẽ có “khoảng trống pháp lý”, khi “cây đũa thần” này chỉ còn hiệu lực tới 31/12/2023. 

“Do vậy, việc “luật hóa” Nghị quyết số 42 của Quốc hội vào Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) phù hợp với tính chất và “phạm vi điều chỉnh”của từng Luật này là hết sức cần thiết và cấp bách”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoreA), nhấn mạnh. 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến