Phiên chiều chứng kiến tiền lớn chỉ tập trung chủ yếu vào rổ VN30 tăng giá. Ngoài VIC, VPB nhiều mã khác cũng đón nhận hiệu ứng tiền dồn vào VN30 để tăng giá. Cả 30 mã trong rổ đều tăng khi kết phiên.

 

Tiền lớn dồn về kéo cả rổ VN30, VN-Index tăng hơn 30 điểm phiên cuối cùng năm Canh Tý

Sau khi VIC (+5,1%) đã phát động sự hồi phục ở phiên sáng, một loạt các mã trong VN30 cũng tăng giá rất tốt theo như FPT (+4,6%), STB (+4,3%), CTG (+4%), SSI (+3,8%), MBB (+3,6%), VJC (+3,5%), PNJ (+3,3%). Một số còn tăng tốt hơn cả VIC như SBT (+6,6%), VPB (+6,9%).
.
Mã tăng yếu nhất là MWG (+0,8%) cũng nhích nhẹ lên 129.500 đồng/cổ phiếu. Tính chung cả rổ, không một mã nào giảm giá cũng như đi ngang ở phiên hôm nay.
.
Tính riêng, tổng giá trị giao dịch của VIC đã đạt 7.298 tỷ đồng. So với cả thị trường, đây là quy mô giao dịch đóng góp hơn một 1/2 sàn. Toàn HOSE phiên cuối cùng của năm Canh Tý chỉ đạt 519,81 triệu đơn vị, tương đương 12.664 tỷ đồng.
.
Khối ngoại trong phiên chiều nay đã có những hành động giải ngân lại vào KBC (+98,32 tỷ đồng), E1VFVN30 (+48,41 tỷ đồng), MSN (+32 tỷ đồng), GMD (+31,34 tỷ đồng). Qua đó, giá trị rút ròng đã được thu hẹp xuống còn 479 tỷ đồng.
.
Xét về thanh khoản, mức giao dịch của VN30 đã vượt trên cả bình quân 20 phiên gần nhất nhưng thị trường vẫn thu hẹp về quy mô giao dịch nên nhóm Midcap và Penny rõ ràng vẫn phải chịu thiệt thòi nhất. Nhóm này khó có thể hồi phục đồng đều như các trụ, thay vào đó là sự phân hóa rõ rệt. Các mã IJC (+5%), ITA (+6,96%), DXG (+6,99%), PVD (+4,43%) cuối phiên đã bứt hẳn ra khỏi mặt bằng chung chỉ tăng được dưới 3% như các trường hợp của PDR (+2,45%), GEX (+0,75%), HCM (+2,73%), GIL (+2,43%), NKG (+2,74%), LDG (+1,35%)…
.
Dù sao với 381 mã tăng so với 63 mã giảm và 43 mã đứng giá tham chiếu, nhà đầu tư cũng có thể tạm yên tâm nắm giữ nếu đã chót mua vào. Chỉ số VN-Index chốt phiên tăng 2,93% lên 1.114,93 điểm.
.
Trên HNX, sự cải thiện của PVS (+3,3%), IDC (+4,42%) cũng đồng thời là sự bổ sung điểm tăng cho HNX-Index. Chốt phiên, chỉ số HNX-Index tăng 1,86% lên 224,87 điểm. Thanh khoản sàn đạt 79,92 triệu đơn vị, tương đương 1.314 tỷ đồng.
.
Trên UPCoM, BSR (+3,6%), OIL (+3,8%), CTR (+3,2%), VGT (+1,8%) cũng đạt được mức tăng tương đối tốt để kéo UPCoM-Index không tụt hậu so với 2 sàn. Chỉ số này đóng cửa tăng 1,6% lên 73,81 điểm. Thanh khoản đạt 32,21 triệu đơn vị, tương đương 527,34 tỷ đồng.
.
================

Nhóm VN30 tạm dừng phiên sáng đang ở mức cao nhất phiên với 28/30 mã tăng giá. VIC (+5,1%) đã tăng tốc mạnh mẽ hơn để gạt đi các nghi ngờ. Mã này hiện đang bị khối ngoại bán ròng hơn 30 tỷ đồng. Diễn biến bán ròng mạnh vẫn tiếp tục xuất hiện ở các cổ phiếu lớn khác như VCB (-192 tỷ đồng), HPG (-178 tỷ đồng), MBB (-86,5 tỷ đồng), VRE (-71,26 tỷ đồng), VHM (-54,04 tỷ đồng). Tổng cộng, khối ngoại đang bán ròng hơn 850 tỷ đồng.
.

Tuy nhiên, VHM (+1,9%), VCB (+2,6%), MBB (+2,3%), VRE (+0,3%), HPG (+1,5%) đều đã được tiền nội đỡ lại. Nhiều khả năng, 2 phiên bán liên tiếp của khối ngoại chủ yếu là những động thái mang tính cơ cấu danh mục nhiều hơn.
.
Chỉ số VN-Index với sự can thiệp của tiền lớn đã có thể tăng tốc cuối phiên sáng. Mức tạm dừng của chỉ số hiện cũng đang là cao nhất phiên: tăng 22,18 điểm (+2,05%) lên 1.105,36 điểm. Thanh khoản của HOSE hiện đạt 290,88 triệu đơn vị, tương đương 7.165 tỷ đồng.
Nhóm Midcap và Penny do luôn chạy sau sự hồi phục của nhóm vốn hóa lớn nên trạng thái tăng giá dù cải thiện hơn nhưng vẫn đang chủ yếu dưới 2% như HDG (+0,39%), VPI (+1,49%), PVT (+1,56%), KSB (+1,9%), DCM (+0,4%), PDR (+0,16%), DIG (+0,17%), PNJ (+1,98%)…
.
Trong khi đó, sự thăng tiến của VN-Index cũng đang có phần khiến HNX-Index chưa theo kịp. THD (+1,22%) và SHB (+1,99%) mới chỉ tăng nhẹ còn PVS (+2,76%) cũng chưa có thêm bước tiến mới. Chỉ số đại diện cho HNX hiện tăng 1,4% lên 223,85 điểm. Thanh khoản sàn đạt 42,31 triệu đơn vị, tương đương 787,36 tỷ đồng.
.
=================
.
Lực mua đầu phiên đã giúp cho VN-Index tăng điểm trở lại sau một phiên giảm mạnh do tâm lý tiếp tục bất ổn. VN-Index được kéo lại từ VIC (+1,4%), VNM (+1%), GAS (+1%). Sự xuất hiện của GAS và VNM có thể tạm thời được xem là sự hỗ trợ cần thiết cho thị trường do VIC vẫn luôn giao dịch khó lường.
.
Tuy nhiên, biên độ tăng của hầu hết các cổ phiếu trụ trên là không lớn nên một cảm giác bấp bênh vẫn đang xuất hiện với nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu qua Tết âm lịch. Rung lắc nhẹ lúc 10h đã xảy ra nhưng chỉ số cũng đã nhanh chóng lấy lại sắc xanh.
.
Tới 10h20, chỉ số đã tăng lại lên 1.086 điểm. Sắc xanh hiện tạm thời đang nhỉnh hơn trên toàn HOSE. Nhưng phản ứng của nhiều cổ phiếu có lẽ cũng là khá “hời hợt”. Nguyên nhân có lẽ vẫn là từ sự thiếu quyết liệt của các cổ phiếu lớn.
.
Các mã Chứng khoán như HCM (+0,18%), VND (+1,53%) hay Tiêu dùng như KDC (+1,59%), MSN (+0,47%) hay Bất động sản như PDR (-0,49%), LDG (-0,9%), DIG (-0,3%) đều chỉ biến động lình xình. Một vài trường hợp bật lại mạnh mẽ như DGW (+4,91%), NHH (+3,5%), PVD (+3,2%) chỉ được xem là ngoại lệ.
.
Hiện khối ngoại vẫn đang có xu hướng bán mạnh sau phiên gây xáo trộn ngày hôm qua. HPG (-70 tỷ đồng), VCB (-65 tỷ đồng) đang là 2 cổ phiếu bị bán ra mạnh nhất. Tổng giá trị bán ròng hiện đã lên trên 300 tỷ đồng.
.
Trên HNX, PVS (+2,2%) tăng theo các diễn khả quan của GAS và PVD. Diễn biến vượt trội này của nhóm Dầu khí có lẽ đang đến từ việc giá dầu đang tăng trở lại. Nhờ PVS, chỉ số HNX-Index hiện đang giao dịch khả quan hơn so với VN-Index, tăng lên 221 điểm vào lúc 10h20.