30 C
Ho Chi Minh City
Thứ Tư, 08/05/2024

HomeTài ChínhAmazon kiện hàng ngàn quản trị viên các hội nhóm Facebook vì...

Amazon kiện hàng ngàn quản trị viên các hội nhóm Facebook vì những đánh giá sai sự thật

1126

Amazon kiện hàng ngàn quản trị viên các hội nhóm Facebook vì những đánh giá sai sự thật. Ảnh: CNBC

Amazon kiện hàng ngàn quản trị viên các hội nhóm Facebook vì những đánh giá sai sự thật. Ảnh: CNBC

Đơn kiện này được Amazon đệ lên Tòa án Tối cao quận King ở Seattle, Mỹ, cáo buộc các quản trị viên hội nhóm đã đánh giá sản phẩm một cách giả mạo để đổi lấy tiền hoặc lấy sản phẩm miễn phí. Một trong số các nhóm là “Amazon Product Review,” có hơn 43.000 thành viên, được cho là trả tiền hoặc sử dụng các hình thức khác nhau làm cho khách hàng để lại những đánh giá sai sự thật về sản phẩm như chân máy ảnh hay loa trên ô tô.

Một hội nhóm khác là “Amazon Varified Buyer & Seller,” có hơn 2.500 thành viên, theo ảnh chụp màn hình tin nhắn Facebook ở trong đơn kiện, các quản trị viên đã tìm kiếm các đánh giá sai sự thật rồi cung cấp cho các người bán hàng trên Amazon, tính phí 10 USD/đánh giá.

Meta, công ty mẹ của Facebook đã xóa một nửa trong số hơn 10.000 USD nhóm bị Amazon báo cáo và đang tiếp tục công cuộc điều tra các hội nhóm khác.

Vụ việc lần này được cho là nỗ lực mới nhất của Amazon nhằm loại bỏ tận gốc những bài đánh giá sai sự thật trên sàn thương mại điện tử của họ. Tình trạng đánh giá “fake” (nhái, rởm…), ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi thị trường trực tuyến của Amazon ngày càng phát triển để thu hút hàng triệu người bán hàng. Những kẻ xấu thường đánh bóng bản thân nhờ vào những đánh giá sai sự thật này.

Hiện tại vẫn chưa rõ ai là người điều hành những hội nhóm Facebook đó. Amazon cho biết họ đã đệ đơn kiện để tìm hiểu danh tính của họ, xóa các hội nhóm đó và buộc họ phải trả lại “lợi nhuận bất chính từ những đánh giá trên”.

Amazon cho biết họ có các nhóm nội bộ để tìm kiếm những người cung cấp các đánh giá giả mạo, họ sẽ làm việc với Facebook để đóng cửa các hội nhóm. “Tuy nhiên, các hội nhóm mới đăng những review giả vẫn liên tục xuất hiện”, đơn kiện nêu rõ.

Nhiều nhóm trên Facebook là riêng tư và yêu cầu các thành viên mới cung cấp bằng chứng rằng họ là người bán hàng hoặc là người đánh giá trên Amazon để có thể được vào nhóm. Để tránh bị Facebook để ý, những người đăng bài thường sử dụng ký tự đặc biệt, ví dụ như “Refund after review” (hoàn tiền sau khi đánh giá) thành “R**fund Aftr R**vew.”

Trước đây, Amazon đã kết hợp công cụ máy học với người kiểm duyệt để cố gắng hạn chế những review “đểu”. Công ty cũng yêu cầu các công ty truyền thông xã hội khác can thiệp và hỗ trợ, bởi cộng đồng review “đểu” đã phát triển mạnh trong và các ứng dụng nhắn tin như Telegram, WhatsApp và WeChat.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến