29.5 C
Ho Chi Minh City
Thứ Năm, 16/05/2024

HomeTài ChínhLoạt ngân hàng có lợi thế được nới 'room', tín dụng liệu...

Loạt ngân hàng có lợi thế được nới ‘room’, tín dụng liệu sẽ chảy mạnh? 

1071

 

Mặt bằng lãi suất cao là rào cản lớn đối với người vay, nên tín dụng được dự báo khó chảy mạnh trong quý đầu năm nay. Ảnh: TL.

Mặt bằng lãi suất cao là rào cản lớn đối với người vay, nên tín dụng được dự báo khó chảy mạnh trong quý đầu năm nay. Ảnh: TL.

Tín dụng quý I/2023 dự báo tăng 4%

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa cấp room tín dụng năm 2023 cho 8 tổ chức tín dụng, dao động từ 9% – 13,5%.

Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, room tín dụng của MSB năm nay được cấp là 13,5% (năm 2022 là 9,5%). Đây cũng là ngân hàng duy nhất được cấp tăng trưởng tín dụng cao hơn so với năm 2022.

Kế tiếp là các ngân hàng đều giảm so với năm trước: HDBank được cấp room là 11% (năm 2022 là 15%). Tương tự, Ngân hàng ACB là 9,8% (năm 2022 là 10%); Ngân hàng VIB là 9,5% (năm ngoái là 10%); Ngân hàng TPBank là 9,1% (năm 2022 là 11,5%); Ngân hàng VPBank và MB cùng ở tỷ lệ là 9% (năm trước là 15%); Ngân hàng BIDV là 9,5% (năm trước là 13,5%).

Các chuyên gia đánh giá, mặc dù các ngân hàng được bổ sung hạn mức tín dụng, nguồn vốn đã dồi dào trở lại nhưng do lãi suất cho vay quá cao nên người có nhu cầu vay vốn e dè, các doanh nghiệp đang rất cần vốn để sản xuất nhưng cũng không “gõ cửa” ngân hàng, nên tín dụng được dự báo khó chảy mạnh trong quý đầu năm nay.

Thực trạng này được hàng loạt doanh nghiệp phản ánh tại Hội nghị Đối thoại kết nối ngân hàng – doanh nghiệp diễn ra hôm qua, 28/2, ở TP.HCM. Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Thủy sản Thuận Phước cho hay, lợi nhuận mang lại từ sản xuất không thể bù đắp được lãi suất của ngân hàng hiện nay, kể cả khi ngân hàng đó giảm lãi suất.

Ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM cũng nhắc đến tình trạng các doanh nghiệp rất cần vay vốn trong dịp đầu năm để hoạt động, nhưng nhiều quy định cho vay siết chặt hơn cũng như lãi suất lên cao trong khi ngành dệt may vẫn đang sụt giảm đơn hàng từ 30 – 40%, lợi nhuận trên từng đơn hàng cũng lao dốc…

Thực tế, tăng trưởng tín dụng năm 2023, nhất là giai đoạn đầu năm, chỉ số nhà quản trị mua hàng – PMI luôn dưới 50%, phản ánh các điều kiện kinh doanh ngành sản xuất tiếp tục suy giảm. Trong tình hình này, các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, hạn chế mở rộng kinh doanh nên nhu cầu vay vốn thấp. Còn với khách hàng cá nhân, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi suất dâng cao nên thời điểm này ít người đi vay mua nhà nên tín dụng tăng trưởng chậm.

Theo kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các ngân hàng quý I/2023 do NHNN vừa công bố, các ngân hàng cũng tỏ ra thận trọng hơn khi dự báo dư nợ tín dụng toàn hệ thống được kỳ vọng tăng bình quân 4% trong quý I/2023 và tăng 13,7% trong năm 2023, điều chỉnh giảm 1,9 điểm % so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.

Nhận định chung về triển vọng kinh doanh năm 2023, bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT, dự báo, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống sẽ chậm lại và đạt khoảng 12% trong năm 2023, do thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc và lãi suất cao. Các chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp trầm lắng và lãi suất tăng cao, ảnh hưởng đến nhu cầu vay mua nhà.

Xuất khẩu, một trong những trụ cột tăng trưởng chính của Việt Nam, sẽ giảm tốc, ước tăng 9,5% trong năm 2023 (năm 2022 tăng 14%). Hơn nữa, các doanh nghiệp sẽ tạm thời ngưng mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh trong bối cảnh lãi suất tăng cao và nhu cầu tiêu dùng suy yếu…

Giảm lãi vay để khơi dòng chảy vốn

dn74

Thực tế, lãi suất cao không chỉ là rủi ro với doanh nghiệp mà còn là rủi ro lớn với ngân hàng. Bởi chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng cao dẫn đến khả năng nợ xấu, mà đây là nỗi ám ảnh lớn nhất của ngành ngân hàng. Điều này cũng buộc ngân hàng phải tính toán lại bài toán chi phí đầu vào, giảm lãi suất đầu ra, kích cầu tín dụng.

Các chuyên gia cũng kỳ vọng mức lãi suất sẽ tiếp tục “hạ nhiệt” vào quý II năm nay, khi áp lực tăng lãi suất từ thị trường thế giới giảm bớt. Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi cũng giúp kích thích nhu cầu tăng trưởng tín dụng.

Trong tháng 2/2023, nhà điều hành vẫn linh hoạt hút ròng gần 150.000 tỷ đồng, còn bơm ra thị trường chưa tới 50.000 tỷ đồng. Đến nay, NHNN đã tăng thanh khoản cho hệ thống, room tín dụng đã mở ra với định hướng 14-15% và sẽ có điều chỉnh phù hợp, lãi suất liên ngân hàng cũng “hạ nhiệt” những ngày qua… Những yếu tố này sẽ hỗ trợ cho lãi suất đi xuống.

Đó cũng là một trong những điều kiện để ngân hàng xem xét điều chỉnh lãi suất đầu ra thông qua các gói vốn giá rẻ để thu hút người vay. Bởi trong bối cảnh áp lực lãi vay cao rất khó có thể thu hút được khách hàng vay vốn, trong khi ngân hàng vừa được cấp hạn mức tín dụng nên cũng kỳ vọng sớm đẩy mạnh hoạt động tín dụng, buộc cân đối bài toán lãi suất huy động – cho vay.

Công ty Chứng khoán Vietinbank (CTS) vừa công bố báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2023. Theo đó, CTS cho rằng lãi suất điều hành ở Việt Nam có thể đã đạt đỉnh vào tháng 1/2023. Hiện lãi suất huy động tối đa ở các ngân hàng lớn chỉ còn khoảng 8,7%/năm ở ngân hàng quốc doanh và 9,5% ở khối cổ phần, thay vì mức tối đa 9,5%/năm vào cuối tháng 1/2023.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ dư thừa thanh khoản hệ thống ngân hàng khi mà các nhà băng đã huy động được một lượng lớn vốn từ thị trường ở mức lãi suất cao vào năm 2022, đặc biệt trong bối cảnh nguồn cung vốn được kiểm soát chặt chẽ. Lãi suất điều hành sẽ được duy trì ở mức như hiện tại trong năm 2023.

Bên cạnh đó, lãi suất huy động có xu hướng giảm dần về cuối năm 2023, chiều hướng này sẽ gia tăng khi Fed dự kiến sẽ giảm lãi suất điều hành vào quý IV/2023. Từ đó, sức ép lên tỷ giá của Việt Nam còn rất ít, dẫn đến lãi suất của Việt Nam hiện đang ở mức đỉnh và đang trên đà đi xuống.

Dựa trên cơ sở này, dễ hiểu vì sao nhiều dự báo gần đây đã “ngược dòng” khi cho rằng NHNN có thể giữ nguyên lãi suất điều hành trong năm nay, thậm chí có thể nỗ lực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, thông qua các giải pháp “tiếp sức” thanh khoản trên thị trường mở và tiếp tục duy trì kênh mua ngoại tệ để gia tăng dự trữ ngoại hối. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho ngành ngân hàng trong năm 2023 này.

TRANSLATE with
COPY THE URL BELOW
<!–a id="TwitterLink" title="Share on Twitter"> </a–>
Back

EMBED THE SNIPPET BELOW IN YOUR SITE
Enable collaborative features and customize widget: Bing Webmaster Portal

 
 
This page is in Vietnamese
 
Translate to English

 
 
 
 
  • Afrikaans
  • Albanian
  • Amharic
  • Arabic
  • Armenian
  • Azerbaijani
  • Bengali
  • Bulgarian
  • Catalan
  • Croatian
  • Czech
  • Danish
  • Dutch
  • English
  • Estonian
  • Finnish
  • French
  • German
  • Greek
  • Gujarati
  • Haitian Creole
  • Hebrew
  • Hindi
  • Hungarian
  • Icelandic
  • Indonesian
  • Italian
  • Japanese
  • Kannada
  • Kazakh
  • Khmer
  • Korean
  • Kurdish (Kurmanji)
  • Lao
  • Latvian
  • Lithuanian
  • Malagasy
  • Malay
  • Malayalam
  • Maltese
  • Maori
  • Marathi
  • Myanmar (Burmese)
  • Nepali
  • Norwegian
  • Pashto
  • Persian
  • Polish
  • Portuguese
  • Punjabi
  • Romanian
  • Russian
  • Samoan
  • Simplified Chinese
  • Slovak
  • Slovenian
  • Spanish
  • Swedish
  • Tamil
  • Telugu
  • Thai
  • Traditional Chinese
  • Turkish
  • Ukrainian
  • Urdu
  • Vietnamese
  • Welsh
 



 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến