32.3 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 17/05/2024

HomeTài ChínhTháng 1/2023 - Lạm phát tại Mỹ tiếp tục giảm

Tháng 1/2023 – Lạm phát tại Mỹ tiếp tục giảm

1053

 

Giá thực phẩm và hàng hoá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng 11,3% trong tháng 1/2023. Ảnh: Wall Street Journal

Giá thực phẩm và hàng hoá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng 11,3% trong tháng 1/2023. Ảnh: Wall Street Journal

Trong bản báo cáo của Bộ Lao động Mỹ được tung ra sáng 15/02, chỉ số giá tiêu dùng (consumer-price index/CPI) đã tăng 6,4% trong tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số này được xem là thang bậc đo đạc mức lạm phát tại Mỹ, và từng đạt 6,5% trong tháng 12/2022. Như vậy là đã có 7 tháng liên tiếp lạm phát tại quốc gia này thuyên giảm, kể từ khi đạt mức đỉnh điểm 9,1% trong tháng 6/2022.

Tuy nhiên, tốc độ thuyên giảm của lạm phát tại Mỹ có chiều hướng yếu dần. Hiện tại, mức lạm phát vẫn còn rất cao, buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục theo đuổi kế hoạch tăng lãi suất cho vay.

Dự định mức tăng lãi suất tiếp theo sẽ diễn ra trong cuộc họp vào tháng 3 sắp tới, với kế hoạch còn tiếp tục tăng nhiều lần sau đó.

Các quan chức Fed đã đồng loạt cho biết họ đang cố gắng “gồng mình” chuẩn bị cho một cuộc chiến dai dẳng với lạm phát tại Mỹ. Quá trình đẩy mức lạm phát xuống mục tiêu 2% “rất có thể sẽ tốn nhiều thời gian. Chúng tôi nghĩ hành trình này sẽ không mấy êm ái” – theo lời phát biểu tuần trước của Chủ tịch Fed, Jerome Powell.

Thị trường chứng khoán đã có dịch chuyển chậm chạp trong phiên giao dịch sau báo cáo lạm phát được tung ra.

Biểu đồ cho thấy xu hướng tăng giảm của lạm phát tại Mỹ. Ảnh: Wall Street Journal

Biểu đồ cho thấy xu hướng tăng giảm của lạm phát tại Mỹ. Ảnh: Wall Street Journal

Nhìn vào bản báo cáo một cách chi tiết hơn, chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi (Core CPI), không tính các loại giá cả nhiều biến động như năng lượng và thực phẩm, đã tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, và thấp hơn so với mức 5,7% trong tháng 12/2022. Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là chỉ số đo đạc lạm phát chính xác hơn.

Giá nhà ở đã tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, một mức tăng kỷ lục tính từ 1982. Mức tăng này phản ánh hiện tượng ảnh hưởng trễ của nhu cầu tăng cao trong đại dịch Covid-19. Các chuyên gia cho rằng giá nhà ở sẽ ổn định vào nửa cuối năm nay.

Giá xăng dầu tăng 2,4% trong tháng, sau khi đã từng giảm vào hồi tháng 11 và tháng 12/2022. Giá khí đốt đã nhảy vọt 6,7% trong tháng 1/2023 so với tháng 12/2022 trước đó, mức tăng cao nhất kể từ tháng 6/2022.

Giá sản phẩm tiêu dùng tạp hoá tăng 11,3%. Tuy loại chi phí này đã bắt đầu ổn định từ hồi mùa hè năm ngoái, một số mặt hàng vẫn còn có giá rất cao. Giá trứng đã đạt mức tăng cao nhất trong vòng nửa thế kỷ trong cùng tháng 1/2023. Giá nước giải khát cũng đã đạt mức tăng cao nhất tính từ 1981.

Giá chi tiêu tại nhà hàng, quán ăn, vốn được nhiều nhà phân tích xem là thang bậc của chi phí cho nhân công, đã tăng 8,2% trong tháng 1. Mức tăng này gần như giữ nguyên so với mức trung bình của nửa sau 2022.

“Mặc dù xu hướng chung có vẻ khả quan, nhưng lạm phát vẫn đang giữ mức rất cao”, Sarah House, chuyên gia kinh tế tại Wells Fargo, cho biết. “Lo ngại của Fed về việc lạm phát khó kiểm soát là rất chính đáng”.

Các chuyên gia kinh tế đều đồng tình cho ý kiến lạm phát sẽ vẫn tiếp tục giảm trong năm nay, nhờ có nỗ lực từ Fed, nhưng tiến độ giảm như thế nào thì vẫn còn là một ẩn số.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến