35.6 C
Ho Chi Minh City
Thứ Sáu, 03/05/2024

HomeTài Chính'Trần room' tín dụng có đang làm khó ngân hàng trong việc...

‘Trần room’ tín dụng có đang làm khó ngân hàng trong việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất?

1163

Hiện nay,

Hiện nay, “room” để các nhà băng có thể cho vay tương đối eo hẹp. Khi triển khai chính sách hỗ trợ khách hàng sẽ gây áp lực lớn cho tăng trưởng. Ảnh: TL.

‘Khát’ room tín dụng khiến dòng vốn hỗ trợ bó hẹp lại

Ngân hàng Nhà nước cho biết, tín dụng 5 tháng đầu năm bật tăng gấp hơn 2 lần cùng kỳ khiến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu “room” (hạn mức tín dụng). Gánh nhiệm vụ bơm vốn chính cho nền kinh tế, trong khi vốn điều lệ không tăng tương ứng, khiến các ngân hàng này đang phải “ăn đong” tăng trưởng.

Đặc biệt, 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV) là đơn vị chủ lực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% đang rất lo lắng thiếu dư địa triển khai.

Theo ông Nguyễn Việt Cường, Phó tổng giám đốc Vietcombank, trong 5 tháng đầu năm, nhà băng này tăng trưởng tín dụng hơn 9%, trong khi hạn mức năm nay tăng trưởng chỉ 15%. Nói cách khác, “room” tín dụng để các nhà băng có thể cho vay tương đối eo hẹp. Khi triển khai chủ trương hỗ trợ khách hàng sẽ gây áp lực lớn cho tăng trưởng ngắn hạn và trung, dài hạn của ngân hàng.

Tương tự, ông Trần Phương, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng BIDV cũng cho biết qua rà soát sơ bộ có khoảng 10.000 khách hàng ban đầu đáp ứng đủ điều kiện được hỗ trợ lãi suất và con số này sẽ tiếp tục tăng trong năm nay và năm tới.

“Bắt đầu từ quý 4/2021 đến nay, nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng lên rất mạnh, đặc biệt là các khách hàng tốt. Trong khi đó, room tín dụng 10% là không thể đáp ứng. Rất mong Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cho BIDV và các tổ chức tín dụng khác để triển khai hỗ trợ lãi suất hiệu quả”, ông Phương cho hay.

Có thể nói, diễn biến thời gian gần đây cho thấy tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng đã tăng tốc khá nhanh trong những tháng đầu năm, và nếu ngân hàng nhà nước không mở thêm hạn mức tín dụng thì tự bản thân các ngân hàng sẽ phải “lựa cơm gắp mắm” trong thời gian còn lại của năm 2022.

Điều này vô hình chung sẽ buộc các nhà băng trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất sẽ phải bó hẹp hơn nữa dòng vốn cho các lĩnh vực ưu tiên. 

Chính vì vậy, để có dư địa triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% vừa được thông qua ngày 20/5, các nhà băng đồng loạt đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng để các ngân hàng có thể có nhiều dư địa cho vay, hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi cần thiết.  

Nêu quan điểm, chuyên gia tài chính- ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc cấp room tín dụng không hoàn toàn là phương án quản lý, điều hành tiền tệ hiện đại, theo cơ chế thị trường. Phương thức áp dụng trần tín dụng có thể sẽ phải dỡ bỏ trong tương lai khi phương thức vay cũng như các ngân hàng thương mại đáp ứng được điều kiện của một thị trường phát triển.

“Trong những tháng tới, dự báo nhu cầu vốn của doanh nghiệp sau dịch kỳ vọng sẽ còn tăng cao. Để kinh tế phục hồi tốt hơn thì việc mở tỷ lệ tín dụng cho các ngân hàng sẽ có lợi cho khách hàng và doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước nên để cho mỗi ngân hàng tự quyết kế hoạch kinh doanh của mình. Tùy ngân hàng có thể tăng room tín dụng lên 10%-20% nếu họ có thể huy động được vốn và vẫn tuân thủ chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước đưa ra”, ông Hiếu nhìn nhận.

Về vấn đề này, theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc ngân hàng nhà nước đánh giá, nhu cầu vốn hiện nay là rất lớn. Do đó, cần cân đối với mức lạm phát để đưa ra ngưỡng tăng trưởng tín dụng hợp lý, nếu không sẽ rất khó cho các ngân hàng khi điều kiện đủ nhưng lại không thể giải ngân do hết room.

“Ngân hàng nhà nước đã tính tới trường hợp nới “room” tăng trưởng tín dụng khi triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất, khi tín dụng trong 5 tháng đầu năm đã tăng mạnh. Tăng trưởng tín dụng nóng dẫn đến kiểm soát lạm phát khó khăn. Ngược lại, thắt chặt tín dụng thì không thể tăng trưởng kinh tế. Do vậy, room tín dụng phải giải quyết thỏa đáng.

Tuy nhiên, thời điểm và mức tăng cụ thể bao nhiêu cần phải tính toán rất thận trọng, phù hợp với các cân đối vĩ mô và chậm nhất trong quí 2/2022 room tín dụng sẽ cho các nhà băng sẽ được công bố rộng rãi”, ông Tú cho hay.

Nới room có khiến mặt bằng lãi suất tăng?

Không ít ý kiến tỏ ra lo ngại, việc nới room tín dụng sẽ khiến mặt bằng lãi suất tăng. Bởi lãi suất phụ thuộc nhiều vào cung- cầu tín dụng. Khi được nới room tín dụng, các ngân hàng sẽ phải tăng cường huy động vốn, khiến mặt bằng lãi suất huy động chịu sức ép tăng. Trong khi nhu cầu vốn tăng càng khiến lãi vay khó giảm.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện cầu vốn vẫn còn yếu khi mà dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Trong khi chủ trương của Chính phủ là yêu cầu các tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí để giảm thêm lãi vay. Vì thế, các ngân hàng sẽ cố gắng ổn định mặt bằng lãi suất.

Trong bối cảnh nợ xấu tăng cao vì dịch bệnh, các ngân hàng có xu hướng siết chặt điều kiện tín dụng để phòng ngừa rủi ro. Theo đó, họ có thể duy trì lãi vay ở mức thấp, song muốn vay vốn thì doanh nghiệp cần có tài sản đảm bảo, phải chứng minh được thu thập trả nợ…

“Đó là những điều kiện bất khả thi đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thường thiếu tài sản đảm bảo và rất khó chứng minh được phương án kinh doanh khả thi khi mà dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, thay vì đòi hỏi tài sản thế chấp, các ngân hàng nên xét duyệt cho vay dựa trên dòng tiền của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần cải tổ các quỹ bảo lãnh tín dụng. Chỉ có như vậy thì việc nới room tín dụng của ngân hàng nhà nước mới phát huy được hiệu quả hỗ trợ cho nền kinh tế phục hồi”, các chuyên gia nhận định. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_img

Phổ Biến